Cấu tạo mỏ hàn chì và nguyên lý hoạt động cơ bản!

10/02/2022 2475

Mỏ hàn chì còn gọi là mỏ hàn thiếc, vì trong quá trình sử dụng khói chì hàn rất độc nên các nhà sản xuất đã thêm vào chì bằng thiếc để giảm thiểu phần nào đó khói chì hàn. Trong bài viết sau, thongtinkythuat sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên lý hoạt động và cấu tạo mỏ hàn thiếc!

Các vật dụng không thể thiếu trong hàn chì

1. Mỏ hàn là vật dụng không thể thiếu trong hàn chì, là chất xúc tác làm nóng chảy vật hàn và giúp vật hàn kết dính chắc chắn vào nhau.

Xem thêm: Công dụng mỏ hàn, các loại mỏ hàn hiện nay

2. Chì hàn là bắt buộc phải có khi hàn linh kiện điện tử, là chất dùng để kết dính 2 vật hàn với nhau.

3. Nhựa thông là có dạng rắn, màu vàng nhạt là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong hàn linh kiện điện tử, giúp mối hàn chống được oxy hóa, loại bỏ gỉ sét, giúp mối hàn được bền lâu, chắc chắn. Mỏ hàn sau khi được làm nóng, người ta sẽ chấm một mẩu nhỏ vào nhựa thông và làm nó nóng chảy sau đó cho phủ lên bề mặt mối hàn để tăng sự bảo vệ cho mối hàn.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mỏ hàn

Ngoài mỏ hàn, thì nhựa thông và chì hàn là 2 nhân tố không thể thiếu trong quá trình hàn, đối với nhựa thông, nó sẽ giúp bề mặt mối hàn sau khi thực hiện xong có khả năng chống oxy hóa, gỉ sét, tăng độ bám bám dính tốt hơn, ngoài ra còn tăng tuổi thọ mũi hàn; còn chì hàn (thiếc hàn) là chất xúc tác là mối liên kết để kết dính 2 vật hàn lại với nhau.

Mỏ hàn được nung nóng để gia nhiệt nhanh

Mỏ hàn được nung nóng để gia nhiệt nhanh

Nguyên lý hoạt động như sau:

Sau khi mỏ hàn được gia nhiệt đến mức có thể làm tan chảy chì (nhiệt độ nóng chảy chì pha thiếc dùng trong hàn là 190 độ C), thì chì tan chảy đó sẽ giúp liên kết 2 vật hàn với nhau.

Nhiệt độ mỏ hàn càng cao thì thiếc chảy càng nhanh, mối hàn càng cao, nhưng cũng chú ý khi gia nhiệt mỏ hàn để không phản tác dụng, gây hư hại chân linh kiện. Mặc dù trong chì hàn đã có nhựa thông nhưng không đủ sử dụng, vì vậy trong quá trình hàn, cần cho thêm nhựa thông vào (tác dụng nhựa thông đã đề cập ở trên).

Cấu tạo mỏ hàn chì gồm có 3 phần:

  1. Phần tay cầm để thao tác hàn.
  2. Phần ống dây điện trở gia nhiệt
  3. Và mũi hàn ở giữa.
Cấu tạo của mỏ hàn chì

Cấu tạo mỏ hàn thiếc

Những lưu ý khi hàn chì

1. Nhiệt độ chỉnh khi hàn rất quan trọng, cần phải có kinh nghiệm và tay nghề nếu không sẽ khiến cho chân jack cắm sau khi hàn bị hư hỏng, ví dụ nếu để nhiệt độ cao sẽ làm mối hàn mất từ tính (dẫn điện), hư hỏng, bị oxy hoá, còn nếu để nhiệt độ thấp, thiếc không chảy hoàn toàn, mối hàn không bền chắc, xấu.

2. Cần kiểm tra đầu mũi hàn chì có bị bẩn không, gỉ sét không, nếu bẩn cần vệ sinh bằng nhựa thông, nếu gỉ sét cần thay mới.

Những lưu ý khi hàn chì

Những lưu ý khi hàn chì

3. Khi chì hàn nóng chảy vào điểm cần hàn, giữ yên trong khoảng 3 giây (đối với mối hàn nhỏ) và 10 giây (đối với mối hàn to) rồi nhấc lên, con số này chỉ là tham khảo, bạn cần dựa vào thực tế và nhiệt độ mà đang sử dụng để đảm bảo không để nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

4. Không được bấm cò trong lúc đầu mỏ hàn chưa có thiếc sẽ bị oxy hóa, làm mất khả năng truyền nhiệt.

5. Trong quá trình hàn, nhớ đeo khẩu trang, mặt nạ hàn, hàn những nơi thoáng khí để tránh hít phải nhiều khí độc.

6. Sau khi hàn, cần bảo quản mỏ hàn tại nơi thoáng mát, không cất giữ trong môi trường có độ ẩm cao.

Như vậy là thongtinkythuat.com vừa cung cấp thông tin về cấu tạo mỏ hàn nhiệt và nguyên lý hoạt động của mỏ hàn, hi vọng sẽ đem lại nhiều điều hữu ích cho người đọc.