Thép không hợp kim là gì? Phân biệt thép hợp kim và thép không hợp kim

04/03/2022 1441

Thép là một vật liệu rất quan trọng trong đời sống ngày nay. Bài viết trước Thông tin kỹ thuật đã giới thiệu đến bạn thép hợp kim là gì? Vậy trái ngược với thép hợp kim thì thép không hợp kim là gì? Chúng có đặc điểm khác nhau như thế nào? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Thép không hợp kim là gì?

Thép không hợp kim là loại thép không được bổ sung hoặc bổ sung rất ít những nguyên tố đặc biệt vào trong thành phần trừ sắt và cacbon. Những nguyên tố khác có trong thành phần của thép không hợp kim sẽ chỉ chiếm một lượng tối đa như sau:

Nhôm 0,3%, Crôm 0,3%, Bo 0,0008%, Coban 0,3%, Đồng 0,4%, Chì 0,4%, Mangan 1,65%, Niken 0,3%, Niobi 0,06%, Molybden 0,08%, Silen 0,1%, Tenlua 0,1%, Titan 0,05%, Vonphram 0,3%, Silic 0,6%, Vanat 0,1%, Zircon 0,05%. Những nguyên tố khác được quy định trừ S, P, C và N có hàm lượng là 0,1%.

Thép không hợp kim là gì?

Thép không hợp kim là gì?

Trong sản xuất thép hợp kim sẽ được thêm vào sắt một số nguyên tố như coban, crom. Thế nhưng sẽ không có yếu tố nào khác được thêm vào trong sản xuất thép không hợp kim. Chính vì ngoài sắt và một ít cacbon không có các yếu tố khác nào nên độ bền và linh hoạt của thép không hợp kim sẽ kém hơn. Bởi vậy mà thép không hợp kim sẽ phải trải qua một quá trình gọi là ủ.

Nhiệt độ là quá trình nung nóng sắt ở nhiệt độ cao và làm cho nó nhạy cảm với vết nứt xảy ra trong quá trình hàn. Do có trong thành phần có hàm lượng cacbon thấp nên mức độ chống ăn mòn của thép không hợp kim khá cao.

Xem thêm: 

Ứng dụng của thép không hợp kim

Thép không hợp kim được ứng dụng phổ biến trong 2 ngành nghề quan trọng ở nước ta hiện nay. Sau đây là một số ứng dụng của thép không hợp kim:

Trong ngành xây dựng:

Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của thép không hợp kim trong ngành xây dựng đó là làm bê tông cốt thép. Sở dĩ nó được sử dụng để làm bê tông cốt thép bởi nó có độ chắc chắn và làm gia tăng sự kiên cố cho ngôi nhà.

Thép không hợp kim còn được ứng dụng trong ngành xây dựng ở những nơi mà yêu cầu kim loại có cường độ cao. Những thanh thép không hợp kim sẽ được sử dụng để làm hàng rào, cổng, tăng cường bê tông….Ngoài ra thép không hợp kim còn được sử dụng để xây dựng các hạ tầng cơ sở và công trình giao thông để phục vụ cho các nhu cầu của người dân.

Ứng dụng của thép không hợp kim

Ứng dụng của thép không hợp kim

Trong ngành công nghiệp đóng tàu:

Thép không hợp kim có tính chất là độ bền cao, dễ dát mỏng và có khả năng chịu nhiệt mài mòn tốt. Do đó mà nó thường được sử dụng để đóng tàu thuyền, đặc biệt phần vỏ tàu – nơi yêu cầu nhiều thép để tăng tuổi thọ và độ chắc chắn cho tàu.

Do thép không hợp kim có mức giá khá hợp lý và rẻ hơn so với các loại vật liệu khác. Bên cạnh đó nó còn có độ bền chắc cao nên nó rất được ưa chuộng trong việc đóng tàu thuyền. Người ta cũng sử dụng loại thép này để gia công thành tàu bị hỏng, vỏ tàu cũ hay những bộ phận khác trên tàu.

So sánh thép hợp kim và thép không hợp kim

So sánh thép hợp kim và thép không hợp kim

So sánh thép hợp kim và thép không hợp kim

Sau đây là bảng so sánh giữa thép hợp kim và thép không hợp kim để bạn có thể dễ dàng thấy được sự khác nhau giữa 2 loại thép này:

Chỉ tiêu so sánh Thép hợp kim Thép không hợp kim
Thành phần Thép hợp kim là loại thép trong thành phần gồm có: sắt, cacbon và một số yếu tố đặc biệt khác. Thép không hợp kim là loại thép trong quá trình luyện kim không thêm các yếu tố khác.
Hàm lượng cacbon Thép hợp kim gồm một lượng lớn cacbon. Thép không hợp kim có ít hoặc không có hàm lượng cacbon.
Yếu tố khác Thép hợp kim được tạo ra bằng cách thêm vào thành phần một số yếu tố khác nhau trong quá trình nấu chảy. Thép không hợp kim thì sẽ không có yếu tố nào khác hoặc một phần rất nhỏ được thêm vào trong quá trình nấu chảy trong.
Tính chất Thép hợp kim do sự hiện diện của sắt thấp hơn nên ít có khả năng chống ăn mòn. Thép không hợp kim thì có hàm lượng sắt cao nên khả năng chịu ăn mòn cao hơn.

Như vậy trên đây thongtinkythuat.com đã giải đáp đến bạn thép không hợp kim là gì? Và các tiêu chí để so sánh cũng như cách phân biệt thép hợp kim và thép không hợp kim. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về loại thép này.