Hướng dẫn cách điều chỉnh PH dung dịch thủy canh cực dễ dàng

19/11/2021 995

Kiểm tra độ pH trong dung dịch thủy canh là việc vô cùng quan trọng khi trồng rau thủy canh. Để chất lượng rau trồng tốt nhất, cần phải nắm được cách tăng giảm pH thủy canh. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về dung dịch tăng giảm pH thủy canh và các vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây.

Vai trò quan trọng của độ pH trong nước thủy canh

Độ pH trong dung dịch thủy canh là yếu tố quan trọng cần được kiểm soát thường xuyên. Điều này có quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây.

Mỗi mức pH sẽ tương ứng với dung sai của một khoáng chất khác nhau. Ví dụ như các chất đa lượng sẽ khó hoặc không thể di chuyển trong môi trường pH quá cao hoặc quá thấp. Sinh trưởng trong môi trường này sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cây thủy canh. Trong khi đó, các vi chất dinh dưỡng lại bị ảnh hưởng bởi  môi trường có độ pH nằm ở cuối thang đo.

Biểu đồ thể hiện độ pH của cây trồng

Biểu đồ thể hiện độ pH của cây trồng

Độ pH của dung dịch thủy canh thấp sẽ hòa tan quá mức các vi chất. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng thủy canh. Trong khi đó, độ pH quá cao sẽ làm các vi chất dinh dưỡng này kém lưu động. Điều này sẽ khiến cây trồng bị giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Độ pH lý tưởng trong dung dịch trong dung dịch thủy canh nằm trong khoảng từ 5.8 đến 6.8. Tuy vậy, mỗi loại cây trồng sẽ có một tiêu chuẩn độ pH khác nhau. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về chỉ số pH phù hợp với loại cây định trồng, từ đó xác định chế độ chăm sóc và bón phân tương ứng.

Kiểm tra thường xuyên độ pH nhằm điều chỉnh kịp thời nồng độ pH trong dung dịch thủy canh để không gây hại cho cây trồng. Và máy đo độ pH đất là một công cụ quan trọng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đem kết quả chính xác khi đo độ pH.

Kinh nghiệm điều chỉnh pH dung dịch thủy canh hiệu quả

Cách tăng độ pH trong dung dịch thủy canh

Khi muốn tăng độ pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh, bạn có thể sử dụng Potassium hydroxide (KOH). Đây là chất tăng pH dung dịch thủy canh phổ biến nhất. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các chất khác cũng mang lại hiệu quả không kém như: Natri hydroxide (NaOH), baking soda hay bicarbonate của soda.

Tuy nhiên, phải chú ý là KOH và NaOH có thể gây bỏng da. Vì thế, cần rửa sạch tay ngay lập tức khi sử dụng 2 chất này, hoặc an toàn hơn thì lựa chọn sử dụng baking soda.

Cần dùng máy đo pH để đo độ pH trong dung dịch thủy canh

Cần dùng máy đo pH để đo độ pH trong dung dịch thủy canh

Để pha dung dịch tăng pH, chỉ việc lấy 100g bột viên KOH pha vào trong 900ml nước để tạo dung dịch 10%KOH. Sau đó chỉ cần cho dung dịch vào bể chứa dung dịch thủy canh. Thực hiện điều chỉnh độ pH của nước nằm trong khoảng từ 5.8 đến 6.8 độ là không cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng nào khác. Để việc đo độ pH được chính xác, nên dùng máy đo pH.

Xem thêm:

Cách giảm độ pH trong dung dịch thủy canh

Việc điều chỉnh pH dung dịch thủy canh phổ biến nhất là điều chỉnh giảm pH. Đa phần các loại nước có tính kiềm thường có độ pH trên 7.2. Vì thế, cần điều chỉnh giảm độ pH của dung dịch thủy canh xuống trong khoảng 6.8 đến 7.8.

Điều chỉnh pH dung dịch thủy canh cần được thực hiện thường xuyên

Điều chỉnh pH dung dịch thủy canh cần được thực hiện thường xuyên

Các chuyên gia khuyến cáo cần đo độ pH của dung dịch thủy canh trong 1 tiếng sau khi thêm mới dung dịch vào bể chứa. Đồng thời cần đo độ pH thường xuyên từ 2 lần/ngày. Có 5 loại axit thường được dùng để điều chỉnh giảm độ pH đó là:

  • Axit nitric và axit photphoric. 2 loại axit này được sử dụng để giảm độ pH phổ biến nhất. So với axit photphoric, axit nitric được ưa chuộng hơn khi sử dụng với nước có nồng độ canxi cao. Còn axit photphoric cần phải điều chỉnh pH nhiều hơn. Cần phân tích kỹ thành phần của nước cũng như lượng canxi trong nước để sử dụng loại axit phù hợp.
  • Axit axetic: Loại axit này được đánh giá là an toàn nhất khi sử dụng để điều chỉnh giảm độ pH. Loại axit này không mạnh như các loại khác. Vì vậy, khi sử dụng cần cho nhiều lượng axit axetic hơn để việc giảm độ pH trong nước thủy canh đạt hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, còn có 2 loại axit khác cũng phổ biến không kém là axit sulfuric và axit citric.

Có một lưu ý khi hòa lẫn axit với nước để làm giảm độ pH trong dung dịch thủy canh là tuyệt đối không có axit vào thùng chứa trước rồi thêm nước. Phải luôn cho nước vào rồi mới thêm axit để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Trên đây là thông tin về dung dịch tăng giảm pH thủy canh và các cách điều chỉnh pH dung dịch thủy canh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.