“Khủng hoảng” vì bệnh viêm da ở trẻ trong mùa lạnh! Giải pháp?

20/10/2022 382

Khi hậu mùa lạnh, hanh khô là tác nhân khiến cho bệnh viêm da cơ địa trở nên nặng hơn, khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, nhất là đối tượng người già và trẻ em, các bé quấy khóc cả ngày lẫn đêm, khiến người chăm cũng bị stress theo, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần.

Bệnh viêm da gây khổ sở như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa có thể kể đến là viêm da cơ địa, vẩy nến, mề đay, da khô, ngứa, chàm, nứt nẻ do lạnh… Những bênh nhân này rất khổ sở khi thời tiết chuyển giao như cứ đến tháng 10 – hanh khô, lạnh thì bệnh viêm da lại tái phát, khiến sinh hoạt của họ trở nên đảo lộn, làm thay đổi chất lượng cuộc sống, tinh thần và sức khỏe của người bệnh và người chăm nom, nhất là các bé nhỏ.

Đối với trẻ em, da các bé luôn khô tróc, nổi mẩn, nứt nẻ, bôi rất nhiều loại thuốc, thăm khám tại nhiều cơ sở y tế nhưng bệnh không thuyên giảm.

Khổ sở hơn khi đêm đến các bé lại phải vật lộn theo đúng nghĩa đen, các bé chà xát, gãi ngứa khiến vùng da bị thương tổn, lan rộng, thậm chí nặng hơn là chảy máu, đau đớn, nhiễm trùng, phải dùng đến thuốc bôi và nhiều đợt kháng sinh.

Không chỉ ngứa ngáy, khó chịu mà ngay cả mỗi lần bôi thuốc lên vết thương cũng khiến các bé đau xót vô cùng, mỗi lần kêu khóc lại càng khiến những người làm bố làm mẹ cũng phải stress theo. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khác như bé ngủ không trọn giấc, tính khí thất thường, hay cáu giận, kêu khóc, lại thêm việc biếng ăn, còi cọc, khiến người mẹ rối trí, mất ngủ.

Điển hình là Chị Hoa, 38 tuổi, đến viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai thăm khám chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, lý do con chị bị chàm cấp tính, quấy khóc cả ngày lẫn đêm, khiến người mẹ stress theo. Còn con phải đến viện Da liễu Trung ương điều trị bệnh viêm da.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà

Viêm da là tình trạng da khô đỏ, ngứa diện rộng

Viêm da là tình trạng da khô đỏ, ngứa diện rộng

Nguyên nhân gây bệnh viêm da là gì?

Hiện nay, quá trình nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn ở trẻ em.

Tuy nhiên, một số yếu tố sau có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Da bị khô và nhạy cảm: Da bị khô và nhạy cảm là điều kiện thuận lợi để phát sinh ra những kích thích có hại, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Điều này một phần giải thích cho vấn đề tại sao những đối tượng thường xuyên tắm bằng nước nóng hoặc có chế độ chăm sóc da không phù hợp dễ bị các bệnh về da.

Hệ miễn dịch bị rối loạn: Rối loạn miễn dịch là một trong các dạng của bệnh dị ứng, thường bắt nguồn từ yếu tố bẩm sinh hoặc tiền sử gia đình.

Da nhạy cảm, dễ bị kích ứng: Phần lớn tác nhân gây kích ứng xuất phát từ bụi bẩn trong không khí, phấn hoa, nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp, khói thuốc lá, các loại vải hay sợi nhân tạo, mồ hôi tiết ra nhiều,…

Vấn đề di truyền: Nhiều người mắc chứng viêm da cơ địa có tiền sử gia đình hoặc tiền sử cá nhân từng bị.

Không tự tý mua thuốc về nhà điều trị

Không tự tý mua thuốc về nhà điều trị

Một số tác nhân khác: 

  • Dị ứng đồ ăn, hải sản.
  • Mùi thuốc lá, khói thuốc,… hóa chất hoặc chất bảo quản có trong chất tẩy rửa và chất tẩy rửa, lông động vật.
  • Các chất gây dị ứng bên ngoài như phấn hoa, nấm mốc, bụi hoặc mạt bụi
  • Tiếp xúc với các chất liệu thô ráp, như len và vải tổng hợp
  • Việc đổ mồ hôi

Tại sao càng điều trị càng nặng hơn?

Nhiều trường hợp đến khám do chăm sóc chưa đúng cách, khiến tổn thương da trầm trọng. Bác sĩ Tâm ví dụ một bệnh nhân lên mạng hỏi “bác sĩ Google” rồi tự mua thuốc điều trị. Sau bôi, vết thương lan rộng, bội nhiễm khiến các bác sĩ gặp khó khăn khi “giải quyết hậu quả”.

Một sai lầm khác là người dân đun nước lá tắm, các loại lá như trà xanh dù kháng khuẩn nhưng khiến da khô, tạo môi trường bất lợi cho da, thậm chí, nhiều bệnh nhân còn dùng lá chà xát, khiến da bị tổn thương nặng nề.

Giải pháp khắc phục bênh viêm da mùa lạnh?

Để phòng ngừa bệnh viêm da, bác sĩ Nguyễn Lan Anh, Khoa Da liễu, Bệnh viện 108, cho biết khi trời lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da trở nên khô sần, mất nước. Dó đó, uống nước là một trong những thói quen quan trọng nhất cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong.

Bà cho biết: “Thời tiết hanh khô, da càng cần nước. Uống 2 – 2,5 lít nước lọc/ngày, có thể tăng thêm một chút vào những ngày hanh khô hơn. Cách này vô cùng hiệu quả và cần thiết trong việc dưỡng ẩm cho da”.

Ngoài ra, mọi người nên che chắn cho da bằng cách sử dụng kem chống nắng. Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không tắm và dùng nước quá nóng quá lâu.

Ngoài ra, việc thoa kem dưỡng ẩm sau tắm, thuốc mỡ và cream có hiệu quả hơn ở những người da khô. Tuy nhiên, mọi người cần đọc thành phần trên các sản phẩm chăm sóc da, bởi xà phòng khử mùi, toner chứa cồn và các sản phẩm chứa hương thơm có thể gây kích ứng da khô, nhạy cảm.

Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm phòng thông qua máy đo độ ẩm. Khuyến nghị có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cần thiết cho không khí.

Xem thêm:

Xác định độ ẩm trong nhà bằng máy đo độ ẩm không khí

Xác định độ ẩm trong nhà bằng máy đo độ ẩm không khí

Mặc các loại vải mềm mại, thoáng khí, chẳng hạn như 100% cotton. Nếu muốn mặc len và các loại vải thô khác, hãy mặc một lớp vải mềm bên trong.

Mọi người cũng nên tăng cường các loại rau củ, trái cây, không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho da. Đặc biệt, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ, do đó nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối.

Nếu diễn biến bệnh nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh thì hãy đi khám bác sĩ da liễu. Ngay cả khi da khô cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những hệ lụy có thể xảy ra.

Nguồn: Tổng hợp