Mắc chủng Omicron có gặp di chứng hậu COVID-19 kéo dài không?

11/03/2022 637

Trải qua nhiều biến chuyển trong đại dịch Covid-19 thì hiện nay biến chúng mới Omicron đang là tâm điểm và dần phổ biến hơn cả, gần như đang thay thế biến chủng Delta. Và số ca nhiễm đang tăng cao như hiện nay do biến chủng Omicron gây ra tại Việt Nam đang trong làn sóng dịch mới. Vậy điều mà nhiều người quan tâm nhất đây là mắc chủng Omicron có gặp di chứng hậu COVID-19 không, bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn!

Các biến thể của Omicron

Xét đến thời điểm hiện nay thì Omicron là tên của một biến thể mới của SARS-CoV-2, được phát hiện đầu tiên trong mẫu xét nghiệm tại Nam Phi vào ngày 14/11/2021.

Có nhiều biến thể được tìm thấy ở chủng Omicron, đầu tiên là biến thể B.1.1.529 được tìm thấy nhưng đến ngày 26/11/2021, chúng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Omicron. Chủng này được công bố là đáng lo ngại vào ngày 30/11/2021 vì tốc độ lây bệnh cao hơn gấp 70 lần so với chủng Delta.

Tính đến nay, WHO cho biết các biến thể của Omicron bao gồm: BA.1, BA.1.1, BA.2, BA.3 và các dòng phụ khác. Omicron là biến thể có nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2.

Omicron gây ra những triệu chứng nào?

Các triệu chứng thường thấy khi chúng ta nhiễm chủng Omicron, bao gồm:

  • Ho.
  • Sổ mũi.
  • Mệt mỏi.
  • Viêm họng.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Sốt.
  • Hắt xì.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Giảm khả năng vị giác.
  • Giảm khả năng khứu giác.
  • Thở nặng nhọc.
  • Đau bụng.

Bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây để thấy sự khác biệt giữa các triệu chứng khi nhiễm Omicron và Delta.

Omicron gây ra những triệu chứng nào?

Omicron gây ra những triệu chứng nào?

Omicron có gặp di chứng hậu COVID-19?

Theo giới khoa học, mắc COVID-19 từ Omicron sẽ tương đối nhẹ nhàng hơn, ít gây viêm, song việc chúng có để lại di chứng hay không cần được nghiên cứu thêm.

“Còn quá sớm để biết người nhiễm Omicron có triệu chứng COVID kéo dài không và nó khác biệt thế nào. Trong giai đoạn cấp tính, mệt mỏi nghiêm trọng và đau cơ là những triệu chứng nổi bật, có thể trở thành di chứng ở người nhiễm Omicron”, dẫn lời nhà nghiên cứu Lancelot Pinto (Bệnh viện PD Hinduja & MRC, Mumbai).

Trong khi đó, TS Anthony Fauci (chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ) khẳng định, ngay cả khi mắc COVID-19 nhẹ, người nhiễm Omicron vẫn có nguy cơ bị di chứng sau đó. “Long COVID có thể xảy ra ở bất kỳ biến chủng virus nào. Không có bằng chứng về sự khác biệt giữa Delta, Beta hay Omicron”, ông Fauci nói.

Omicron có gặp di chứng hậu COVID-19 kéo dài không?

Omicron có gặp di chứng hậu COVID-19 kéo dài không?

Còn sự thật việc người được tiêm phòng COVID-19 và triệu chứng nhẹ ở những người nhiễm biến thể Omicron, sẽ làm hạn chế gia tăng các ca nhiễm nguy kịch đáng kể, các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với hai làn sóng đầu tiên của đại dịch, có thể thấy rằng, Omicron cho chúng ta đi qua đại dịch được nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên không nên xem thường biến chủng này vì ngay cả khi độc lực yếu hơn chủng Delta hay Alpha trước đó, chúng vẫn đang cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới.

Các bác sĩ cho biết biến thể Omicron của Sar-Cov-2 chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên, chứ không đi xuống hệ hô hấp dưới, dẫn đến ho khan và đau họng, có thể kéo dài sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng hậu COVID-19 được ghi nhận sau khi nhiễm Omicron bao gồm ho, khó thở nhẹ, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, đau đầu, rụng tóc…

So sánh giống và khác nhau giữa chủng Omicron và Delta

So sánh giống và khác nhau giữa chủng Omicron và Delta

Theo ông Trương Hữu Khanh (Bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) cho biết biến chủng mới Omicron này ít gây hại cho người già, trẻ em và cả người đã tiêm vắc xin. Theo thống kê cho thấy tại Mỹ, khi xuất hiện chủng Omicron, hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em sau Covid-19, một biến chứng hiếm gặp đã biến mất luôn ở Mỹ cho dù số ca nhiễm Covid-19 tăng cao hơn rất nhiều so với khi mắc chủng Delta.

Mặc dù chưa có thông tin chính xác đưa ra việc biến chủng Omicron có gây ra hậu Covid kéo dài hay không, nhưng vẫn có một sự thật là bệnh nhân nhiễm Omicron vẫn sẽ có hiện tượng suy giảm dần miễn dịch nếu như tái nhiễm nhiều lần (tức người mắc bệnh rồi vẫn có khả năng tái nhiễm chứ không miễn nhiễm hoàn toàn, giảm kháng thể sau tiêm vaccine). Vì vậy không được chủ quan trong phòng dịch và luôn tuân thủ nguyên tắc 5K khi tiếp xúc ở những nơi đông người.