Những cách phòng bệnh mùa nắng nóng bạn cần biết

21/03/2023 429

Nắng nóng đến sớm, mùa hè năm nay được dự đoán sẽ khắc nghiệt hơn mọi năm. Thời tiết oi bức còn có thể gây tình trạng sốc nhiệt do tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Theo dõi ngay bài viết của Thông tin kỹ thuật để biết những cách phòng bệnh ngày nắng nóng. Đặc biệt là cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ em. Từ đó bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh nhé!

Một số bệnh thường xảy ra trong mùa nóng

Bước vào mùa hè, nhiệt độ không khí tăng cao. Chúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Thời tiết này dễ khiến chúng ta mắc các bệnh sau:

Nắng nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân

Nắng nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân

  • Thời tiết nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi. Từ đó gây mất nước, điện giải, nhất là ở trẻ em. Tình trạng này dễ dẫn đến các bệnh rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
  • Thời tiết nắng nóng có khả năng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu. Thậm chí thức ăn có thể bị nhiễm nấm và vi khuẩn. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như đi ngoài, tiêu chảy,…
  • Trời nắng nóng hay bật quạt gió mạnh quay trực tiếp vào người. Hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp dễ gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…
  • Khi đang ở ngoài trời nhiệt độ cao mà bước vào phòng điều hòa còn dễ bị sốc nhiệt rất nguy hiểm.

Những cách phòng bệnh mùa nắng nóng

Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

Mặc đồ chống nắng khi đi đường

Mặc đồ chống nắng khi đi đường

  • Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường thì bạn phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng đầy đủ.
  • Cần uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời. Mùa hè bị mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol… Lưu ý, khi pha Oresol, bạn cần pha đúng liều lượng như hướng dẫn.
  • Nhiều người thích uống nước lạnh. Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
  • Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp. Không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
  • Với đồ ăn, thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Ngoài ra, bạn cần tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Nhớ vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Xem thêm: Tổng hợp biện pháp khắc phục nhiệt độ môi trường quá cao hoặc thấp

Những cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ

Thời tiết nắng nóng dễ làm bùng phát các loại bệnh ở trẻ em như: rôm sảy, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy cấp… Để phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý một số các biện pháp chăm sóc như sau:

Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước

  • Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ: Vệ sinh sạch sẽ nơi chế biến, ăn chín uống sôi. Sử dụng các loại thực phẩm an toàn để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, đường ruột,…
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ: Tắm gội sạch sẽ hằng ngày cho trẻ. Phụ huynh nhớ thay quần áo cho trẻ mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi. Điều này giúp tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm. Không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sảy) để tránh làm tổn thương, nhiễm trùng da.
  • Cho trẻ uống đủ nước khi ở nhà hay đi học, thêm nước cam vắt, nước chanh càng tốt. Hạn chế cho con sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas.
  • Mỗi khi ra nắng hay đi học phải đội mũ, nón rộng vành để con không bị say nắng.
  • Không để bé uống nhiều nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh.
  • Chú ý khi dùng điều hòa, quạt. Không để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng.
  • Cha mẹ nhớ đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng quy định.
  • Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Bài viết đã gửi đến bạn đọc cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ em và người lớn. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Theo dõi website thongtinkythuat.com để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích nhé!