Cách đo nồng độ oxy trong máu chính xác nhất – Chuẩn chuyên gia y tế

29/11/2021 442

Biết cách đo nồng độ oxy trong máu một cách chính xác nhất sẽ giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe, từ đo đưa ra những giải pháp kịp thời cho sức khỏe của bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách đo nồng độ oxy trong máu theo chuẩn chuyên gia, hãy cùng theo dõi nhé.

Đo nồng độ oxy trong máu để làm gì

Đo nồng độ oxy trong máu có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Việc đo nồng độ oxy trong máu giúp ta dễ dàng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Từ những dấu hiệu bất thường đó sẽ đưa ra được phương pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Đo nồng độ oxy trong máu giúp bác sĩ nắm được tình trạng của bệnh nhân

Đo nồng độ oxy trong máu giúp bác sĩ nắm được tình trạng của bệnh nhân

Trong các cuộc phẫu thuật, bác sĩ cần đo nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân để nắm rõ nhằm đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Đối với những bệnh nhân suy hô hấp, viêm phổi thì nồng độ oxy trong máu không ổn định nên cần đo nồng độ oxy trong máu thường xuyên để nắm rõ được bệnh trạng của mình.

Đối với người bị nhiễm Covid19 – Bệnh nhân F0 Covid-19

Đo nồng độ oxy trong máu giúp đưa ra những biện pháp cách ly F0 một cách hiệu quả nhất. Lúc này bệnh nhân F0 sẽ tự đo nồng độ oxy trong máu của mình và báo cho y tế, giúp phân loại được những bệnh hân F0 cần đưa đi điều trị và những bệnh nhân F0 có thể điều trị tại nhà.

Những ngưỡng nồng độ Oxy trong máu người nhiễm Covid cần lưu ý

Những ngưỡng nồng độ Oxy trong máu người nhiễm Covid cần lưu ý

Lượng oxy trong máu tốt sẽ có nồng độ từ 97% trở lên. Ở mức này, nếu cơ thể không có dấu hiệu bất thường thì bạn có thể thực hiện cách ly tại nhà, theo hướng dẫn của y tế địa phương.

Nồng độ oxy trung bình cần hỗ trợ thở oxy sẽ có nồng độ từ 95 đến 96%. Khi cơ thể có dấu hiệu sốt, ho, tức ngực kèm theo đau họng thì bạn nên liên hệ cho cơ sở y tế gần nhất để được đưa đi cách ly.

Nồng độ oxy trong máu 94% là nồng độ oxy thấp. Nếu F0 cảm thấy khó thở thì hãy liên hệ ngay với các nhân viên y tế để kịp thời đưa đến cách khu bệnh viện dã chiến hay cấp cứu ngay lập tức.

F0 bị suy hô hấp nặng sẽ có nồng độ oxy từ 92% không được hỗ trợ thở oxy đến dưới 95% được hỗ trợ thở oxy. Những trường hợp F0 có nồng độ oxy trong máu thấp hơn 90% thì họ cần được cấp cứu trên lâm sàng.

Cách đo nồng độ oxy trong máu tại nhà

Có 2 cách để đo nồng độ oxy trong máu tại nhà: Cách đo oxy trong máu với máy đo SpO2, cách đo nồng độ oxy trong máu bằng điện thoại.

Cách đo oxy trong máu với máy đo SpO2

Cách đo

Bước 1: Dùng tay mở nhẹ kẹp của máy đo SpO2 ra, đặt ngón tay vào sao cho chạm phần tận cùng của máy. Chú ý khi dùng máy không được để móng tay dài hay gắn móng giả, khi đo cần để tay thư giãn và không được để tay quá lạnh.

Đặt tay chạm đến điểm cuối của máy đo SpO2 để đo nồng độ Oxy trong máu

Đặt tay chạm đến điểm cuối của máy đo SpO2 để đo nồng độ Oxy trong máu

Bước 2: Ấn giữ nút nguồn của máy đo SpO2 để khởi động máy. Khi đó bạn cần giữ tay một chỗ cho đến khi máy hiện ra kết quả.

Cách đọc các chỉ số trên máy SpO2

Chỉ số nhịp tim: Ở vị trí chữ PR hoặc vị trí hình trái tim trên máy sẽ hiển thị kết quả nhịp tim của bạn. Đơn bị đo nhịp tim là lần/phút, phạm vi đo dao động từ 0 đến 254 lần/phút. Khi bạn đang nghỉ ngơi, nhịp tim của bạn dao động từ 60 – 100 lần/phút là nhịp tim bình thường.

Chỉ số nồng độ Oxy SpO2: Chỉ số này sau khi đo được sẽ hiện ngay dưới dòng chữ SpO2. Đơn vị đo của máy là phần trăm, phạm vi dao động từ 0% – 100%. Người bình thường sẽ có SpO2 là 94% – 100%.

Cách đo nồng độ oxy trong máu bằng điện thoại

Bạn có thể cài đặt ứng dụng để đo oxy trong máu bằng điện thoại, chỉ bằng cách thao tác đơn giản sau. Hướng dẫn dưới đây dành cho hệ điều hành IOS, nếu bạn dùng Android thì cách làm cũng tương tự.

Bước 1: Tìm và tải ứng dụng We Do Pulse vào điện thoại.

Bước 2: Mở ứng dụng We Do Pulse đã cài đặt, chọn đăng nhập tùy ý với 3 tùy chọn: Google, Facebook, Email hoặc số điện thoại. Sau khi bạn đã chọn xong thì phần mềm sẽ hiện lên thông báo chào mừng, lúc này bạn chỉ cần ấn “Tiếp tục”.

 Chọn tiếp tục để sang bước tiếp theo

Chọn tiếp tục để sang bước tiếp theo

Bước 3: Trên phần giao diện của trang chủ phần mềm trên điện thoại, bạn nhấn chọn biểu tượng máy ảnh. Sau khi chọn máy ảnh xong, ứng dụng sẽ hỏi bạn xin phép được truy cập camera. Lúc này bạn chọn “OK” để cho phép Pulse truy cập.

Chọn “OK” để cho phép Pulse truy cập camera

Chọn “OK” để cho phép Pulse truy cập camera

Bước 4: Bạn cần đặt ngón tay lên điện thoại trong vòng 20s theo yêu cầu của ứng dụng. Sau khi thực hiện xong, màn hình ứng dụng sẽ cho bạn biết những chỉ số hiện tại của cơ thể bạn.

Màn hình điện thoại sẽ hiển thị chỉ số sức khỏe của bạn hiện tại

Màn hình điện thoại sẽ hiển thị chỉ số sức khỏe của bạn hiện tại

Cách tính nồng độ oxi trong máu

Tính nồng độ Oxy trong máu bằng 2 cách: dựa trên số gam hemoglobin và tính nồng độ oxy trong máu theo quy luật Henry.

Tính nồng độ oxy trong máu dựa trên số gam hemoglobin

Hình thức vận chuyển oxy trong máu chính là sự liên kết của các huyết sắc tố hay còn gọi là hemoglobin. Mỗi gam hemoglobin có thể liên kết với 1.34ml oxy, nên tính nồng độ oxy trong máu chính là tính nồng độ của hemoglobin nhân với 1.34ml O2.

Nồng độ oxy trong máu = [Hb] x 1.34

Ở người khỏe mạnh, nồng độ huyết sắc tố trong cơ thể thường là 15g/dL máu, vậy khả năng vận chuyển oxy trong máu của họ là 20,1ml oxy/dL máu. Nên ta có thể thấy lượng oxy trong máu tốt sẽ từ 97% trở lên, nếu thấp hơn sẽ gây rất nhiều áp lực cho động mạch máu.

Tính nồng độ Oxy trong máu

Tính nồng độ Oxy trong máu

Tính nồng độ oxy trong máu theo quy luật Henry

Có một cách khác để tính lượng oxy trong máu, ta dựa có thể dựa theo định luật của Henry để tính toán. Lượng oxy hòa tan trong máu sẽ tỷ lệ với áp suất riêng của oxy và hệ số hòa tan của nó, có nghĩa là:

Oxy hòa tan = PaO2 x Sol O2

Nói cách khác PO2 ở động mạch là 100 mmHg, 100mL máu động mạch chứa 0,31 mL oxy hòa tan. Khi lượng oxy hòa tan trong máu ở mức này tức là sức khỏe của bạn đang ở trạng thái tốt.

Tuy nhiên, thông thường cách tính này chỉ phù hợp với những người có chuyên môn cao, chuyên môn ngành y. Đối với người bình thường, chúng ta có thể dùng máy đo SpO2 hoặc dùng app We Do Pulse trên điện thoại để tính, vừa nhanh chóng vừa dễ hiểu.

Mong rằng với bài viết về cách đo nồng độ oxy trong máu sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được, biết cách đo đúng sẽ giúp theo dõi sức khỏe dễ dàng hơn. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về cách đo nồng độ oxy trong máu hãy để lại bình luận, chúng tôi rất sẵn lòng để giúp bạn giải đáp vấn đề.