6 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng bạn cần biết
24/06/2022 660
Nhiều người cho rằng thân nhiệt giảm là một dấu hiệu cho thấy bệnh nhân sốt xuất huyết đang hồi phục. Đây là một sai lầm lớn và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu bạn chủ quan. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 6 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng mà người bệnh và gia đình cần biết.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue
Triệu chứng điển thiển của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao (40 độ C) và thường kèm theo ít nhất 2 trong số những triệu chứng sau:
- Đau đầu
- Đau hốc mắt
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Nổi hạch
- Đau cơ, xương hoặc khớp
- Phát ban
Thông thường các triệu chứng giống như cúm sẽ kéo dài từ 2 – 7 ngày và giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3 – 7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Thân nhiệt giảm không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục nên gia đình không được chủ quan.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo dưới đây vì nó có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết trở nặng.
Xem thêm:
- Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em có liên quan đến Covid 19 không?
- Nhiệt độ điều hòa thích hợp cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu?
6 triệu chứng cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng
Khi sốt xuất huyết trở nên có thể gây ra tình trạng giảm nhanh huyết tương dẫn đến sốc hoặc tích tụ dịch dẫn tới suy hô hấp, chảy máu nặng hoặc tổn thương tạng nặng. Do vậy, ngay khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu sau, gia đình cần phải đưa bệnh nhân tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất:
- Đau bụng dữ dội
- Nôn liên tục
- Chảy máu lợi, chân răng
- Nôn ra máu
- Thở nhanh
- Mệt mỏi/bồn chồn
Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết
Tổ chức Y tế Thế giới, hiện chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết Dengue. Khi trong nhà có người bị sốt xuất huyết, bạn cần ngay lập tức:
- Tìm kiếm sự trợ giúp của các cơ sở y tế, nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước
- Có thể uống Paracetamol để giảm sốt và làm dịu cơn đau khớp
- Không nên uống Aspirin hoặc Ibuprofen vì hai thuốc này có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết
Khi được hỗ trợ chăm sóc y khoa đúng cách và phát hiện sớm, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết Dengue thấp dưới 1%. Song nhìn chung khi mắc bệnh,người bệnh sẽ rất mệt và cảm giác rất khó chịu.
Một số hỏi đáp liên quan đến bệnh sốt xuất huyết
Nên làm gì khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh sốt xuất huyết?
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân mắc phải sốt xuất huyết, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ:
- Đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng của bạn
- Có thể xét nghiệm máu, kiểm tra virus sốt xuất huyết
- Xem xét lịch sử y tế và di chuyển của bạn
Lưu ý: Nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn đã từng đến những vùng có dịch sốt xuất huyết lưu hành trong 2 tuần gần nhất.
Cách giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue
Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue cho bản thân và những người xung quanh, bạn nên có những biện pháp phòng ngừa thích hợp:
- Loại bỏ những khu vực hay có muỗi đẻ trững cả trong nhà và ngoài trời (nhà tắm, khu vực bếp, vườn cây,…)
- Các vật dụng thu nước mưa hoặc được sử dụng để chứa nước cần phải được che đậy hoặc loại bỏ đúng quy cách
- Các thùng chứa nước thiết yếu nên được làm cạn, lau rửa sạch sẽ hoặc cọ rửa ít nhất một lần một tuần
Cách bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt để phòng tránh sốt xuất huyết
Dưới đây là những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt mà bạn có thể tham khảo:
- Mặc quần áo sáng màu, dài tay
- Dùng thuốc xịt côn trùng
- Lắp đặt lưới chắn muỗi cửa sổ
- Mắc màn tẩm hóa chất diệt côn trùng khi ngủ
- Thuốc diệt côn trùng gia dụng, bình xịt muỗi, nhang muỗi hoặc ấc loại đèn bắt muỗi khác cũng có thể làm giảm nguy cơ bị muỗi đốt
Trên đây là 6 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng mà bạn cần biết cũng như các biện pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này.