Cách sử dụng máy đo SpO2 để đo nồng độ Oxy trong máu

29/11/2021 221

Biết cách sử dụng máy đo SpO2 sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng Oxy trong máu cũng như theo dõi nhịp tim. Đối với các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 thì máy đo SpO2 của Beurer chính là công cụ hữu hiệu nhất để giúp bệnh nhân theo dõi lượng Oxy để tránh các biến chứng bất ngờ xảy ra.

Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách dùng máy đo SpO2 và những lưu ý khi sử dụng – bảo quản máy. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các nút chức năng của máy

Nút nguồn (Power):

Bạn có thể ấn vào nút nguồn khi máy tự động tắt để máy hoạt động lại. Đây cũng là nút để thực hiện cho máy đo khi đặt tay đứng vị trí.

Nút chức năng hiển thị

Bạn có thể tùy chọn định dạng hiển thị cho màn hình máy, ngang hoặc thẳng đứng. Chỉ cần ấn giữ nút chức năng khi máy đang hoạt động, trong máy sẽ có 4 kiểu hiển thị cho bạn lựa chọn.

Cài đặt, thiết lập menu

Khi tiến hành cài đặt menu cho máy, bạn cần để máy hiển thị ở dạng ngang. Nhấn giữ nút chức năng cho máy hiển thị trình đơn, sau khi cài đặt menu cho máy bạn có thể thiết lập các thông số: độ sáng, báo động, kích hoạt,..

Nút chỉnh độ sáng màn hình

Trong trình cài đặt, bạn chọn “Brightness” để cài đặt độ sáng cho máy đo SpO2. Máy có 4 mức độ sáng cho bạn chọn lựa, bạn nên chọn độ sáng phù hợp để bảo vệ mắt.

Chức năng báo động

Nút chức năng báo động của máy nằm trên menu cài đặt, bạn cần nhấn giữ nút chức năng. Sau đó, bạn chọn mục “Alarm” và tiếp tục giữ nút chức năng để chọn.

Các thông số gợi ý để cài đặt máy đo SpO2

Các thông số gợi ý để cài đặt máy đo SpO2

Trên màn hình máy sẽ có các biểu tượng sau:

  • “Alarm” – Kích hoạt báo động.
  • “Pulse Sound” – âm điệu của nhịp đập.
  • “PRALMLO” – Thiết lập một giới hạn dưới cho nhịp tim.
  • “PRALMHI” – Thiết lập một giới hạn trên cho nhịp tim.
  • “SPO2ALMLO” – Cài đặt một giới hạn dưới cho lượng Oxy bão hòa trong máu.
  • “SPO2ALMHI” – Cài đặt một giới hạn trên cho lượng Oxy bão hòa trong máu.
  • “Dir” – Dùng để thiết lập các giới hạn lên hoặc xuống của trình báo động máy.

Cách sử dụng máy đo SpO2

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy SpO2 thường rất đơn giản, thuận tiện cho người dùng:

Khi sử dụng máy đo SpO2 lần đầu

Nếu khi mở máy lên và thấy lượng pin trong máy không còn nhiều, bạn cần phải sạc máy ngay. Cách sạc máy tương tự như những thiết bị khác, bạn chỉ cần cắm thông qua cổng USB của máy vi tính hoặc cắm điện sạc trực tiếp.

Cài đặt phần mềm xem và quản lý SpO2

Sử dụng ứng dụng kết nối với các thiết bị thông minh dể giúp bạn dễ dàng theo dõi spo2

Sử dụng ứng dụng kết nối với các thiết bị thông minh dể giúp bạn dễ dàng theo dõi spo2

Bạn có thể dễ dàng theo dõi các dữ liệu sức khỏe trên máy tính hoặc điện thoại bằng ứng dụng đã được SpO2 cung cấp sẵn. Phần mềm này bao gồm “SpO2 – Manager” và “SpO2 – Viewer”:

  • SpO2 – Manager” giúp bạn lưu trữ, quản lý các dữ liệu đã đo được trong quá trình sử dụng máy đo độ bão hòa oxy trong máu.
  • “SpO2 – Viewer” giúp bạn theo dõi sức khỏe hiện tại thông qua màn hình máy tính.

Hãy làm theo các bước sau để cài đặt phần mềm trên máy tính:

  1. Dùng đĩa CD được cung cấp sẵn, đưa đĩa vào ổ đĩa máy tính.
  2. Chọn khởi động file “SpO2Setup.exe” để tiến hành cài đặt phần mềm.
  3. Làm theo hướng dẫn trên giao diện cài đặt.

Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ Oxy

Dùng tay nhẹ nhàng mở kẹp của máy ra, đặt ngón tay chạm đến điểm cuối cùng của máy. Tiếp theo, ấn giữ nút nguồn trên máy để cho máy bắt đầu hoạt động, kết quả đo của bạn sẽ hiển thị trên máy trong vòng vài giây.

Lưu ý, trong quá trình đo bạn không nên di chuyển. Việc di chuyển đôi lúc sẽ làm cho nồng độ Oxy trong máy tăng hoặc giảm, làm cho kết quả đo của máy không chính xác một cách tuyệt đối được.

Lưu lại kết quả đo

Khi dùng máy SpO2 cầm tay kết quả đo của bạn sẽ được lưu lại đến 24 giờ sau. Trong trường hợp cần dữ liệu để báo cáo bạn có thể chọn cách lưu trên phần mềm máy tính hoặc in ra.

Hướng dẫn đọc thông số trên màn hình

Chỉ số SpO2

  • Chỉ số này được hiển thị dưới dạng phần trăm ngay tại chữ SpO2.
  • Đơn vị đo của máy: % (phần trăm).
  • Phạm vi: 0% – 100%.
  • Giá trị đo bình thường: 98 – 100%.
  • Tỷ lệ sai số khi đo: dao động trên dưới 2%.

Chỉ số nhịp tim

  • Chỉ số nhịp tim được hiển thị dưới dạng số ngay tại vị trí có hình trái tim hoặc chỗ có chữ PR.
  • Đơn vị đo của máy: Nhịp/phút.
  • Phạm vi: 0 – 254 nhịp/phút.
  • Giá trị đo bình thường: Khi bệnh nhân là người lớn từ 60 nhịp/phút – 90 nhịp/phút.

Thang đo SpO2 tiêu chuẩn

Khi bệnh nhân là người lớn

  • Chỉ số Oxy trong máu ở mức tốt: SpO2 dao động từ 97% – 99%.
  • Chỉ số Oxy trong máu ở mức trung bình, cần hỗ trợ thở Oxy: dao động từ 94% – 96%.
  • Chỉ số Oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến hỗ trợ của bác sĩ: SpO2 dao động từ 90 – 93%.
  • Suy hô hấp nặng: SpO2 dưới 95% có hỗ trợ thêm thở Oxy, dưới 92% không được hỗ trợ thở Oxy.
  • Bệnh nhân cần được cấp cứu trên lâm sàng nếu SpO2 có chỉ số dưới 90%.

    96% là chỉ số Oxy trong máu ở mức trung bình

    96% là chỉ số Oxy trong máu ở mức trung bình

Khi bệnh nhân là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh

Chỉ số SpO2 của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cùng giống như người lớn khi nằm ở mức 94% là bình thường. Nếu bé có chỉ số SpO2 giảm xuống dưới 90% thì bạn nên liên hệ y tế gấp để có thể hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý – bảo quản khi sử dụng máy

Lưu ý khi sử dụng máy đo SpO2

  • Không sử dụng máy đo SpO2 khi đang chụp CT hoặc MRI.
  • Khi bạn ở trong môi trường dễ cháy có khí gas, các chất dễ bắt lửa thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng máy đo SpO2.
  • Nếu bạn bị dị ứng với cao su thì không thể sử dụng được máy do Oxy trong máu cầm tay này.
  • Sản phẩm này chỉ phù hợp cho người lớn và trẻ em lớn hơn 4 tuổi, không được dùng cho trẻ nhỏ hơn hoặc trẻ sơ sinh.
  • Nếu nhìn thấy máy có dấu hiệu hư hỏng, bạn nên dừng sử dụng máy ngay.
  • Khi dùng bạn phải để cho ngón tay chạm vào điểm cuối của máy, không được để tay quá lạnh, tránh kết quả đo không chính xác, gây khó khăn cho việc theo dõi.

    Ngón tay đặt vào phải chạm đến điểm cuối của máy

    Ngón tay đặt vào phải chạm đến điểm cuối của máy

Lưu ý khi bảo quản đo máy SpO2

  • Để máy ở những khu vực cao ráo, không ẩm ướt, sạch sẽ hay gần các vật liệu dễ bắt lửa.
  • Khi sử dụng máy bạn cần phải khử trùng bằng hơi nước ở áp suất cao hoặc nhiệt độ cao.
  • Máy đo SpO2 cầm tay kỵ nước, nếu cần vệ sinh thì bạn nên dùng vật liệu mềm và cồn y tế để vệ sinh, không được đổ trực tiếp bất cứ loại dung dịch nào lên máy.
  • Nếu bạn cần vệ sinh máy bằng nước thì nhiệt độ nước cần thấp hơn 60 độ C.
  • Khi không cần sử dụng máy trong thời gian dài, bạn nên tháo pin ra khỏi máy. Pin trong máy thời gian dài có thể gây rò rỉ, dễ dàng làm cho máy hư.

Mong rằng với những chia sẻ về cách sử dụng máy đo spo2 sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng, theo dõi sức khỏe. Cơ thể không đủ Oxy trong máu sẽ dẫn đến các bệnh rất nguy hiểm, vì vậy hãy máy đo SpO2 thường xuyên để phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe.