Cao huyết áp là gì? Nhận biết triệu chứng của bệnh cao huyết áp sớm
15/02/2022 339
Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cao huyết áp là gì? Cũng như không xác định được các triệu chứng của bệnh để dẫn đến những nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy nên hãy cùng Thông tin kỹ thuật tìm hiểu về căn bệnh này để có thêm hiểu biết về căn bệnh này nhé!
Cao huyết áp là gì?
Khi tìm hiểu cao huyết áp là gì? Bạn có thể hiểu cao huyết áp còn được biết đến là tăng huyết áp hay huyết áp cao là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ hoặc là huyết áp của tâm trương lúc nghỉ hay là sự tăng liên tục của cả hai loại này. Vậy huyết áp được cho là cao khi vượt ngưỡng bao nhiêu?
Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành của động mạch chủ. Số đo của huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số là: Huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương.
Huyết áp tâm thu là huyết áp ứng với giai đoạn tim co bóp để đưa máu đi và chúng có giá trị cao hơn so với dòng máu bên trong động mạch đang được tim đẩy đi. Còn huyết áp tâm trương lại ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần tim đập liên tiếp, và giá trị của nó thấp hơn so với dòng máu bên trong động mạch do lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Huyết áp cao là bao nhiêu?
Để trả lời được câu hỏi “Huyết áp cao là bao nhiêu?”, thì đã có hàng loạt những hướng dẫn điều trị khác nhau đến từ nhiều Quốc Gia trên Thế Giới, của nhiều các nhà khoa học hàng đầu về tim mạch.
Hiện nay việc chẩn đoán cũng như đưa ra chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch Việt Nam đang tuân theo hướng dẫn điều trị của Hiệp hội về Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo như hướng dẫn được cập nhật mới nhất trong năm 2018, tùy từng mức độ nghiêm trọng mà cao huyết áp được phân loại như sau:
- Huyết áp đạt giá trị tối ưu khi dưới 120/80 mmHg (Milimét thủy ngân).
- Huyết áp được cho là bình thường khi đạt từ 120/80 mmHg trở lên.
- Huyết áp bình thường cao là từ 130/85 mmHg trở lên.
- Người tăng huyết áp mức độ 1 đạt giá trị từ 140/90 mmHg trở lên.
- Người tăng huyết áp ở mức độ 2 đạt giá trị từ 160/100 mmHg trở lên.
- Người tăng huyết áp ở mức độ 3 đạt giá trị từ 180/110mmHg trở lên.
- Người được cho là cao huyết áp tâm thu là từ 140 mmHg trở lên, trong khi người bị cao huyết áp tâm trương kết quả đo là dưới 90mmHg.
Các chỉ số huyết áp cho biết bạn đang ở giai đoạn tiền tăng huyết áp như sau: Huyết áp tâm thu cao hơn > 120 – 139 mmHg, còn huyết áp tâm trương > 80-89 mmHg.
Bên cạnh đó theo như hiệp hội Tim mạch của Việt Nam thì huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg sẽ được coi là ở mức bình thường. Trong khi huyết áp luôn ở trạng thái là từ 140/90 mmHg trở lên thì được coi là tình trạng tăng huyết áp.
Tình trạng huyết áp cao là bệnh gì?
Huyết áp cao hay tăng huyết áp chính là bệnh lý mãn tính khi mà áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường (cao hơn 120/80mmHg). Khi huyết áp tăng sẽ gây áp lực rất lớn lên tim và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ, suy tim… Một số loại cao huyết áp là:
- Cao huyết áp vô căn: Đây là bệnh cao huyết áp mà bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và nó chiếm đến 90% các trường hợp.
- Tăng huyết áp thứ phát: Đây là tăng huyết áp do triệu chứng của bệnh khác trong đó có bệnh thận, bệnh van tim hay là một số bệnh nội tiết khác.
- Bệnh cao huyết áp tâm thu xảy ra khi chỉ có huyết áp tại tâm thu tăng trong khi tâm trương bình thường.
- Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai trong đó gồm cả tăng huyết áp do tiền sản giật ở phụ nữ có thai.
Khi bạn mắc bệnh cao huyết áp thì áp suất trong máu lưu thông bên trong động mạch theo đó mà tăng cao. Điều này gây ra sức ép lớn cho các mô và khiến cho các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.
Cao huyết áp vô căn là gì
Cao huyết áp vô căn hay cao huyết áp nguyên phát là một dạng cao huyết áp mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bác sĩ không xác định được rõ. Hầu như tất cả các trường hợp tăng huyết áp đều được phân loại huyết áp nguyên phát và các trường hợp này chiếm đến 90%. Chỉ có một ít trường hợp tăng huyết áp người ta xác định được nguồn gốc của nó.
Triệu chứng của huyết áp cao
Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp diễn ra rất âm thầm và khó có thể nhận biết, thế nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… thậm chí là tử vong.
Huyết áp có thể tăng lên mà chúng ta không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện các triệu chứng nhưng lại không quá rõ ràng. Chỉ đến khi nào bệnh lý trở nặng thì người bệnh mới có thể cảm nhận rõ, một số triệu chứng ban đầu có thể nhận biết như:
- Bệnh nhân có thể bị đau đầu, hoa mắt hay ù tai, mất thăng bằng.
- Nhịp thở rất nông.
- Hay chảy máu mũi.
- Đau tức ngực, khó thở hoặc tim đập nhanh.
- Chóng mặt.
- Thị lực giảm, mắt nhìn mờ.
- Mặt đỏ, ói mửa, buồn nôn.
- Tiểu ra máu.
- Mất ngủ nhiều.
Người nào dễ bị cao huyết áp
Như đã đề cập ở trên bệnh cao huyết áp là căn bệnh không có các triệu chứng rõ ràng và nó là đang là căn bệnh ảnh hưởng đến rất nhiều người. Theo lý thuyết thì đây chính là căn bệnh có thể tác động đến rất nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên trên thực tế có 7 nhóm đối tượng rất dễ có nguy cơ mắc phải bệnh này cụ thể:
Tuổi già
Người già, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp cao nhất. Độ tuổi này sức khỏe của con người đã giảm sút đi rất nhiều và có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính trong đó có các bệnh về tim mạch, thận, gan…
Tiền sử gia đình
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng huyết áp cao là bệnh có khả di truyền trong gia đình. Điều này cũng có nghĩa là nếu như trong gia đình bạn bố, mẹ hoặc người thân có tiền sử huyết áp cao thì khả năng mắc của bạn cũng rất cao.
Ít vận động thân thể
Một người lười vận động thể lực cũng có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người bình thường. Khi mức áp lực máu đè lên thành động mạch sẽ nhiều hơn người bình thường và nguy cơ béo phì rõ rệt hơn.
Nhóm người thường xuyên uống rượu bia
Với những người thường xuyên uống rượu bia từ 2 ly/ngày có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp rất cao. Chế độ dinh dưỡng không ổn định hoặc bạn ăn quá nhiều muối cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị tăng huyết áp. Cho nên cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để có một cơ thể khỏe mạnh.
Người bị béo phì
Khi cân nặng của bạn càng cao thì máu cần để đi nuôi cơ thể càng nhiều để cung cấp đủ năng lượng và oxy cho các hoạt động sống. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng huyết áp.
Bài viết trên đây Thongtinkythuat.com đã trả lời cho bạn thắc mắc “Cao huyết áp là gì?” cũng như các biểu hiện triệu chứng của bệnh này như thế nào? Hy vọng rằng qua những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này từ đó quan tâm đến sức khỏe của bản thân hơn.