Công nghệ sấy khô là gì? Các phương pháp sấy khô phổ biến hiện nay
09/12/2021 876
Sấy khô được coi là một trong những phương pháp bảo quản nông sản hay công đoạn sản xuất dược phẩm, thực phẩm,… Vậy công nghệ sấy khô là gì? Các phương pháp sấy khô nào phổ biến hiện nay. Bạn hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu về công nghệ sấy khô phổ biến hiện nay.
Công nghệ sấy khô là gì?
Sấy khô là gì?
Sấy (còn được biết đến là sấy khô) hiểu đơn giản là quy trình diễn ra sự bốc hơi nước khỏi vật liệu thông qua nhiệt. Vật liệu thường được biết đến là các loại nông sản như hạt ngũ cốc, dược liệu,…
Nguồn nhiệt được cung cấp cho vật liệu ẩm có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn nhiệt tự nhiên, nguồn nhân tạo,…
Công nghệ sấy khô là gì?
Công nghệ sấy khô là những phương pháp sấy khô nhân tạo hiện đại được ứng dụng phổ biến để làm khô nông sản giúp bảo quản lâu dài. Các loại vật liệu sấy rất đa dạng từ các loại thực phẩm, nguyên liệu. Với từng loại vật liệu khác nhau sẽ phù hợp với từng phương pháp khác nhau.
Sử dụng công nghệ sấy khô giúp cài đặt, theo dõi được tình trạng của vật liệu trong quá trình sấy. Các phương pháp sấy khô nhân tạo phổ biến như: đối lưu, bức xạ, năng lượng điện trường, sấy khô chân không,…
Khi quy trình sấy khô được thực hiện do tác động của nhiệt độ sẽ khiến cho hơi nước trong vật liệu bay hơi bởi sự khuếch tán bởi sự chênh lệch độ ẩm trên bề mặt vật liệu.
Bên cạnh đó, bên trong vật liệu cũng sẽ xuất hiện sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu với môi trường xung quanh.
Xem thêm: Nông sản sấy khô là gì? Ăn nông sản sấy khô có tốt không?
Ưu, nhược điểm của phương pháp sấy khô nông sản
Ưu điểm phương pháp sấy khô nông sản
Phương pháp sấy khô nông sản kết hợp với công nghệ hiện đại mang đến rất nhiều những ưu điểm nổi trội. Bạn có thể tham khảo một số những ưu điểm dưới đây.
Quy trình sấy khô nhanh chóng
Những phương pháp sấy khô nông sản hiện đại đều sử dụng các loại máy móc hiện đại. Hệ thống dây chuyền cao cấp, đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng mang đến khả năng sấy nhanh, hiệu suất cao.
Không làm thay đổi tính chất tự nhiên của sản phẩm
Với công nghệ sấy khô hiện đại luôn sử dụng các loại máy hiện đại kết hợp với kỹ thuật sấy tiên tiến. Chính vì vậy, dây chuyền sấy chất lượng cao sẽ giữ nguyên, không làm biến đổi các chất có trong nông sản, thực phẩm. Đặc biệt, sấy khô còn có khả năng ngăn chặn các loại côn trùng như mối mọt, chuột….
Do đó các công ty sản xuất ưa chuộng sử dụng công nghệ sấy để làm khô cũng như bảo quản sản phẩm tốt nhất. Nhờ vậy, các sản phẩm sấy vẫn luôn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người dùng.
Sấy được nhiều loại sản phẩm đa dạng khác nhau
Từ việc có nhiều máy móc kỹ thuật kết hợp với từng phương pháp sấy khác nhau sẽ thích hợp để sấy được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Bạn có thể tiến hành sấy nông sản,dược liệu, các loại vật chất…
Ngoài ra, với những thực phẩm hay dược liệu được dùng làm dược liệu, thực phẩm cũng sẽ đáp ứng được yêu cầu cao để làm dược phẩm, thực phẩm. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp sấy khô khi cần giữ nguyên các chất có trong sản phẩm.
Nhược điểm của phương pháp sấy khô nông sản
Lựa chọn những phương pháp sấy cũng có một số những nhược điểm trong khi sử dụng. Bạn có thể tìm hiểu một số những nhược điểm sau:
- Yêu cầu các công nghệ sấy cao, kỹ thuật cần hiện đại.
- Công đoạn đóng gói cũng cần được đảm bảo đúng kỹ thuật để bảo quản sản phẩm được tốt nhất.
- Chi phí cho quy trình sấy cao hơn so với các phương pháp truyền thống.
Từ những ưu nhược điểm trên, các phương pháp sấy bằng công nghệ hiện đại vẫn đang được ưa chuộng sử dụng. Đồng thời, các đơn vị cũng thường xuyên cải tiến sản xuất để đảm bảo sấy được nhiều sản phẩm với mức chi phí thấp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu về cân sấy ẩm hồng ngoại, nên mua loại nào thì tốt?
- Cân sấy ẩm là gì? TOP 3 máy sấy ẩm đo chính xác, bán chạy nhất hiện nay
Các phương pháp sấy khô nông sản phổ biến hiện nay
Các sản phẩm nông sản muốn được bảo quản lâu dài sẽ cần sử dụng đến những phương pháp sấy khô nông sản khác nhau. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp sấy khô nông sản được ưa chuộng như sấy thăng hoa, sấy nóng, sấy đối lưu…
Sấy tự nhiên
Sấy tự nhiên được biết đến là phương pháp sấy truyền thống của người Việt. Các vật liệu sẽ được ở ngoài trời, làm khô bằng ánh nắng mặt trời, gió mà không cần sử dụng các thiết bị khác.
Sấy tự nhiên có điện ưu dễ thực hiện, không mất chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều nhược điểm như mất diện tích lớn, thời gian sấy lâu, không đảm bảo vệ sinh, thời gian bảo quản ngắn, không thể đưa vào sản xuất tự động hóa…
Phương pháp sấy thăng hoa – Phương pháp sấy đông khô
Phương pháp sấy thăng hoa được hiểu là một phương pháp sấy đông khô bằng hay kỹ thuật khử nước tức là quy trình tách nước ra khỏi nguyên liệu nông sản thông qua quá trình thăng hoa của nước.
Bạn có thể hiểu đơn giản chính là quy trình sấy chuyển từ thể rắn sang thể hơi, có nghĩa là làm bay hơi nước có trong nông sản.
Trong điều kiện bình thường, các sản phẩm nông sản sẽ có ở dạng sẽ được đông lạnh sau đó, hơi nước sẽ được bay hơi trong môi trường chân không. Chính vì vậy, phương pháp sấy thăng hoa còn được gọi là sấy đông lạnh.
Sấy điện trở
Bạn có thể hiểu phương pháp sấy điện trở tức là sử dụng các dây điện trở để gia nhiệt bề mặt vật liệu sấy. Khi đó, hơi nước sẽ được bốc ra ngoài. Đây là một trong những phương pháp sấy được nhiều công ty sản xuất, chế biến nông sản sử dụng.
Phương pháp sấy đối lưu
Phương pháp sấy đối lưu còn được biết đến là phương pháp sấy nóng được hiểu là sự chuyển động của các luồng không khí. Đồng thời sẽ kết hợp với nhiệt độ cao luân chuyển theo một vòng tuần hoàn trong buồng sấy.
Khi đó, không khí nóng sẽ tác động với các nông sản cần sấy để làm bốc hơi nước với các độ ẩm có trong sản phẩm đó.
Phương pháp sấy nóng thường sẽ sử dụng không khí có mức nhiệt độ từ 70 độ – 80 độ để làm bốc hơi nước trong nông sản. Thời gian sấy thường kéo dài từ 5 – 9h phụ thuộc vào độ dày, số lượng nông sản….
Đồng thời, luồng không khí được tuần hoàn cũng sẽ đưa hơi ẩm ra ngoài. Nhờ đó, nông sản sẽ được sấy khô hoàn toàn. Phương pháp sấy đối lưu cũng đang được rất nhiều các đơn vị sản xuất sử dụng.
Phương pháp sấy tầng sôi
Phương pháp sấy tầng sôi được hiểu đơn giản là quy trình thổi tung các nông sản trong buồng sấy bằng khí nóng nhờ sự chênh lệch áp suất. Khi đó, hơi nước có trong các nguyên liệu sẽ được làm bay hơi để làm khô nông sản.
Đối với sấy tầng sôi các nguyên liệu thường phải có trọng lượng nhẹ để dễ dàng thổi tung. Do vậy, các loại nông sản thường được sử dụng chính là các loại hạt ngũ cốc, các loại bột,…
Phương pháp sấy bằng tia hồng ngoại
Đây là phương pháp sử dụng tia hồng hoại để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình xây. Bức xạ nhiệt được xảy ra và truyền trực tiếp đến các nguyên vật liệu cần sấy. Sau đó, hơi ẩm sẽ được bốc ra bên ngoài.
Sấy bằng tia hồng ngoại mang đến sự an toàn, hiệu suất cao trong quá trình sấy nông sản. Do vậy, đây cũng là phương pháp được sử dụng rất nhiều trong chế biến nông sản.
Sấy tiếp xúc
Sấy tiếp xúc là phương pháp sử dụng hơi nóng, khí lò thông qua một vách ngăn để cung cấp nhiệt cho vật liệu sấy. Phương pháp truyền nhiệt gián tiếp giúp hạn chế làm hỏng các nguyên vật liệu.
Sấy chân không
Sấy chân không cũng được biết đến là phương pháp khá phổ biến. Phương pháp sấy này được thực hiện trong một lò chân không kín, không khí không thể xâm nhập được vào.
Khi đó, áp suất trong buồng sấy sẽ được hạ xuống mức thấp khoảng 50mmHg. Do đó, nước trong các vật liệu sấy sôi sẽ bị bốc hơi ở nhiệt độ thấp khoảng 30 – 50%.
Hệ thống bơm chân không sẽ thực hiện hút hơi ẩm ra ngoài để làm khô nông sản. Đây là phương pháp sấy giúp vật liệu vẫn giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng.
Sấy vi sóng
Sấy vi sóng được hiểu là phương pháp dùng sóng vi ba (hay còn gọi là sóng cao tần) để có những tác động từ bên trong vật liệu sấy. Tiếp đó, nước sẽ được bốc hơi và bị hút ra ngoài.
Với công nghệ sấy vi sóng, nhiệt sẽ được thâm nhập bằng những tia sóng siêu nhỏ giúp nông sản được làm khô trong một thời gian rất ngắn mà vẫn giữ được màu sắc và những dưỡng chất ban đầu.
Như vậy trên đây là những thông tin về công nghệ sấy khô cũng như các phương pháp sây khô nông sản phổ biến nhất hiện nay. Từ đó, bài viết có thể giúp bạn lựa chọn được phương pháp sấy phù hợp nhất đối với từng ngoài nông sản. Chúc bạn thành công!