Đường huyết là gì? Cách cân bằng chỉ số đường huyết ổn định

15/02/2022 474

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến cụm từ đường huyết nhưng không phải ai cũng biết đường huyết là gì? Hay việc tăng giảm lượng đường huyết có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người. Vậy thì hôm nay Thongtinkythuat.com sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin căn bản nhất về đường huyết và cách để cân bằng chỉ số đường huyết ổn định trong bài viết dưới đây nhé!

Đường huyết là gì

Đường chính là nguồn năng lượng chính của cơ thể và là nguồn nhiên liệu quan trọng, cần thiết cho não bộ và cả hệ thần kinh. Trong máu của con người có chứa một lượng đường nhất định gọi là đường huyết.

đường huyết là gì

Đường huyết là gì

Lượng đường trong máu của người bình thường luôn duy trì ở mức ổn định < 140 mg/dL. Nếu như lượng đường này tăng hoặc là giảm xuống quá nhiều thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể con người và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, trứng rối loạn đường huyết…

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết hay còn được gọi là glycemic index viết tắt là GI, đây là chỉ số thể hiện giá trị nồng độ đường có trong máu đơn vị đo là mmol/l (milimon/lit) hoặc mg/dl (imiligam/ decilit). Nồng độ đường trong máu con người thay đổi liên tục từng phút, từng ngày và chúng có liên quan đến các chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Điều này cũng có nghĩa là trong máu của chúng ta luôn có một lượng đường nhất định. Nếu như lượng đường thấp sẽ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, nặng hơn là ngất xỉu. Còn nếu lượng đường trong máu cao thì sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường, ngoài ra còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác đặc biệt thận và mạch máu…

Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết

Trong y học hiện đại thì chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại là: Chỉ số đường huyết trong thời điểm bất kỳ, chỉ số đường huyết tại lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn 1h cho đến 2h và cuối cùng là chỉ số đường huyết  thể hiện thông qua chỉ số HbA1C. (trùng nội dung)

Chỉ số đường huyết sẽ giúp chúng ta xác định được nồng độ glucose có trong máu của người tại thời điểm kiểm tra là bao nhiêu? Từ đó giúp các bác sĩ chuẩn đoán được tình trạng cơ thể của bệnh nhân và biết được liệu người đó đang ở mức bình thường, hay đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc là đã bị bệnh đái tháo đường rồi.

Tuy nhiên bạn nên biết là chỉ số đường huyết chuẩn trong các xét nghiệm là khác nhau. Do đó mà bạn cần phải xác định được đúng thời điểm xét nghiệm phù hợp sau đó so sánh với kết quả với ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn sau:

  • Chỉ số đường huyết được đo tại thời điểm bất kỳ là: <140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết được đo tại thời điểm lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết được đo sau bữa ăn: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết khi tiến hành xét nghiệm HbA1c: Đường huyết < 5,7%.

Rối loạn đường huyết là gì?

Rối loạn đường huyết được biết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao thế nhưng lại chưa đến ngưỡng được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này còn được gọi với cái tên khác là tiền tiểu đường, tình trạng rối loạn đường huyết lúc đói hay rối loạn dung nạp glucose.

Nếu như bị rối loạn đường huyết nhưng không được chữa trị nếu kịp thời thì sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra đây còn là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc các bệnh tim mạch và có nguy cơ bị đột quỵ. Rối loạn đường huyết thường xảy ra trong những trường hợp sau:

  • Chỉ số đường huyết khi đói trong trường hợp nhịn đói ít nhất là 8h:  5.6 – 6.9mmol/l (101 – 125mg/dl)
  • Chỉ số đường huyết bất kỳ trong khoảng: 7.8 – 11.1mmol/l (140 – 200mg/dl)
  • HbA1c (đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường huyết trong máu trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng): 5.7 – 6.4%

Bệnh đường huyết là gì

Như đã nói ở trên khi gặp tình trạng rối loạn đường huyết sẽ khiến bạn mắc phải các bệnh như đái tháo đường, các bệnh về tim mạch và thận. Tuy nhiên bệnh đường huyết nghiêm trọng nhất vẫn là đái tháo đường.

Bệnh đường huyết là gì

Bệnh đường huyết là gì

Đái tháo đường hay còn được gọi là tiểu đường, đây là tình trạng mà lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc là do cả 2.

Khi mắc bệnh tiểu đường người bệnh sẽ không thể tự chuyển hóa được các chất ột đường từ thực phẩm để tạo ra năng lượng, lâu dần gây nên hiện tượng đường tích tụ trong máu và đây là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đồng thời chúng còn gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác như: Hệ thần kinh, mắt, thận…

Đường huyết sau khi ăn

Chỉ số đường huyết sau khi ăn 1-2h đối với những người bình thường là 7.8 mmol/l. Tuy nhiên với những đối tượng đang bị tiểu đường và điều trị giới hạn của nó sẽ là:

  • Chỉ số đường huyết khi đói: Dưới 7mmol/L ( tương đương với 126 mg/dL).
  • Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ: Dưới 10mmol/L ( tương đương là dưới 180 mg/dl) nếu bệnh nhân đang uống thuốc, còn nếu tiêm insulin thì dưới 7,8 mmol/l.

Lượng đường có trong máu sau ăn 2h mà tăng cao lâu sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vì nó sẽ làm chỉ số HbA1c tăng cao điều này gây ra các biến chứng ở  tim, mắt, thận, thần kinh… Nặng hơn thì có thể gây các biến chứng như mù lòa, đột quỵ, suy thận thậm chí là gây ra tử vong.

Một số mẹo cân bằng đường huyết

Để duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định bảo vệ sức khỏe cho bản thân bạn cần phải có một chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên… Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

Một số mẹo cân bằng đường huyết

Một số mẹo cân bằng đường huyết

Bổ sung các thực phẩm màu xanh và màu đỏ trong bữa ăn

Theo đó các loại thực phẩm màu đỏ tươi và màu xanh như: Nho, dâu và quả mọng… Đây là những loại quả có chứa anthocyanins  giúp kiểm soát lượng đường huyết rất tốt

Uống thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin đều đặn

Nên uống thuốc và tiêm insulin theo chỉ dẫn và lộ trình của bác sĩ đã cho. Không được phép tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay là tiêm thuốc mới nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là với những bệnh nhân đang điều trị chứng rối loạn đường huyết.

Thực hiện chế độ ăn khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là: Glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe.

Tập thể dục đều đặn

Thể dục thường xuyên và đều đặn mỗi ngày 30 phút, 5 ngày/tuần sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường. Vì khi tập cơ thể chúng ta tiết ra nhiều mồ hôi cũng như đốt cháy rất nhiều calo. Ngoài ra việc duy trì một chế độ tập luyện đều đặn sẽ giúp cơ thể trở nhạy cảm hơn với insulin.

Uống sữa

Những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa góp phần quan trọng trong việc giảm nguy cơ kháng insulin. Vì protein và enzyme có trong sữa có khả năng làm chậm chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ kháng insulin lên tới 20%.

Trên đây Thongtinkythuat.com đã vừa cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến đường huyết là gì? Cũng như cách để cân bằng lượng đường huyết trong ở thể ở mức ổn định để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết có ích cho bạn.