Mẹ có biết lượng thức ăn cho bé theo từng tháng tuổi chuẩn nhất?

30/11/2021 466

Cung cấp chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bé phát triển hoàn thiện về cân nặng và trí tuệ. Vì vậy, phụ huynh cần biết cách chọn lượng thức ăn cho bé theo từng tháng tuổi một cách khoa học.

Trọng lượng chuẩn của trẻ em

Các bậc cha mẹ khi mới có con nhỏ thường rất quan tâm, lo lắng về mức cân nặng của bé. Bởi, đây là một trong những yếu tố giúp họ đánh giá rõ nhất về quá trình phát triển của con.

Vậy chỉ số cân nặng lý tưởng của bé là bao nhiêu? Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và thể chất của từng bé mà hiển thị mức độ trọng lượng khác nhau. Phụ huynh có thể biết được số cân nặng lý tưởng mà con cần đạt thông qua bảng tiêu chuẩn của WHO dưới đây:

Bảng cân nặng, chiều cao chuẩn của trẻ em

Bảng cân nặng, chiều cao chuẩn của trẻ em

Nhiều phụ huynh thắc mắc “làm sao để đo được trọng lượng của trẻ chuẩn nhất”? Để có kết quả chính xác nhất, đòi hỏi bố mẹ cần tuân thủ một số yêu cầu sau:

  • Nên đo cân nặng cố định vào giữa tháng và mỗi tháng 1 lần.
  • Nên đo lúc buổi sáng sau khi cơ thể bé đã đi đại tiểu tiện.
  • Đối với các bé < 3 tuổi thì có thể đo chiều cao – cân nặng ở tư thế nằm thẳng.
  • Trước khi đo thì nên bỏ phụ kiện như giày dép, mũ nón, trừ hao quần áo.

Mặt khác, cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề trọng lượng của bé có đạt chuẩn hay không? Cha mẹ cần nắm rõ để kịp thời khắc phục và giải pháp tốt nhất cho con.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, sự phát triển toàn diện về chiều cao – cân nặng sẽ được quyết định bởi các yếu tố khác nhau. Đó có thể là chế độ dinh dưỡng; sức khỏe của mẹ khi mang thai; di truyền; tập luyện thể tha; giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi…

chế độ dinh dưỡng cho bé

Trọng lượng cân nặng chuẩn của bé do nhiều yếu tố quyết định

Tất cả những yếu tố này không chỉ tác động về tới sự phát triển về cân nặng/chiều cao mà góp thúc đẩy bộ não của bé phát triển vượt bậc. Chính vì thế, khi bé được 6 tháng tuổi trở lên bé đã được bố mẹ cho làm quen với ăn dặm kết hợp bổ sung dinh dưỡng.

Có nhiều cách ăn dặm và phân chia lượng thức ăn khác nhau được áp dụng cho từng độ tuổi của bé. Hiện nay, có 2 phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều cha mẹ sử dụng: Ăn truyền thống và  ăn kiểu Nhật. Ở mỗi hình thức sẽ có những cách chia riêng về lượng thức ăn cho bé. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo, lựa chọn loại hình thích hợp cho con.

Lượng thức ăn cho bé theo từng tháng tuổi kiểu truyền thống

Ăn kiểu truyền thống được sử dụng từ thời cha ông nên rất phù hợp với sự phát triển của bé. Thông thường, cách chế biến ăn dặm kiểu này, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột, ăn cháo nấu cùng với rau – thịt – cá… Thức ăn sẽ được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ để nấu chung cùng với bột/cháo.

Lượng thức ăn cho trẻ 6 – 7 tháng tuổi

Độ tuổi này, dạ dày của bé còn non nớt nên bé mới chỉ tập ăn dặm với lượng thức ăn rất nhỏ. Sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của bé (600 – 700ml/ngày). Lượng thức ăn cha mẹ cần bổ sung thêm gồm: Bột gạo (20g), thịt, cá (20 – 30g), rau (20g), dầu ăn 1 – 2 thìa cafe.

Lượng thức ăn cho trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi

Bước sang giai đoạn này, bé tiếp tục bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức (400-500ml/ngày). Về lượng thức ăn thì sẽ được tăng lên nhiều hơn: Bột gạo (40- 60g); thịt, cá (40 – 50g); rau (40g); dầu ăn 5-6 thìa cafe. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại nước hoa quả cho bé uống.

Lượng thức ăn cho bé kiểu truyền thống

Lượng thức ăn cho bé theo từng tháng tuổi kiểu truyền thống

Giai đoạn bé từ 10 – 12 tháng tuổi

Mỗi ngày bé một phát triển hơn nên nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Kết hợp với việc bú mẹ hoặc uống sữa công thức 500 – 600ml/ngày, cha mẹ tăng lượng thức ăn lên 3 – 4 bữa/ngày. Lượng thức ăn giai đoạn này cho bé: Bột gạo (60 – 80g); thịt, cá (60 – 80g); dầu ăn 7 – 8 thìa cà phê.

Giai đoạn bé từ 1- 2 tuổi

Bé ăn thô khá tốt nên cha mẹ có thể bổ sung đa dạng các loại thực phẩm cho bé trong bữa ăn như cơm, nui, bánh mì… Lượng thức ăn cho bé gồm: Gạo (100 – 120g); thịt, cá (100 – 200g); trứng 3 – 4 quả; rau (50 – 80g); dầu ăn 20 – 30g; hoa quả (100 – 150g). Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn cung như điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ.

Lượng thức ăn cho bé theo từng tháng tuổi – kiểu Nhật

Không giống như phương pháp truyền thống, cách ăn kiểu nhật có sự khác biệt cả về hình thức và trọng lượng thức ăn. Ăn dặm kiểu Nhật sẽ cho bé ăn riêng từng loại thức ăn trong cùng 1 thực đơn. Nhằm giúp kích thích vị giác của bé và không tạo cảm giác chán ăn.

Giai đoạn 5 – 6 tháng

Kết hợp cùng với nhu cầu bú sữa mẹ, cha mẹ bắt đầu cho bé làm quen với ăn dặm theo định lượng: Nấu cháo theo tỉ lệ 1:10 (1 thìa gạo với 10 thìa nước); rau, củ, quả chia thành từng thìa; chất đạm (đậu phụ hoặc cá thịt trắng).

Lượng thức ăn cho bé theo từng tháng tuổi kiểu Nhật

Lượng thức ăn cho bé theo từng tháng tuổi kiểu Nhật

Giai đoạn 7 – 8 tháng

Bé tại thời điểm này bắt đầu làm quen với ăn thô với đa dạng các loại thực phẩm hơn. Cha mẹ cho bé ăn thêm ngũ cốc (1:7 tương đương khoảng 50 – 80g). Bắt đầu tăng bữa ăn lên 2 bữa/ngày. Thức ăn được chế biến dạng thô, mềm nhưng đảm bảo bé vẫn có thể nghiền nát được.

Giai đoạn 9 – 11 tháng

Khi bé đã có thể ăn thô tốt hơn thì bố mẹ có thể tăng số lần ăn lên 3 bữa/ngày. Tất nhiên, cha mẹ cần kết hợp thêm với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lượng bữa ăn ở giai đoạn này: Ngũ cốc (1:5); bổ sung thêm trái cây.

Có thể thấy, cách chọn lượng thức ăn cho bé theo từng tháng tuổi sẽ góp phần thúc đẩy sự sự phát triển trọng lượng ở mức lý tưởng cho bé. Thông qua các cách phân lượng thực đơn, cha mẹ sẽ có thêm nhiều kinh trong việc chăm sóc sức khỏe cho con mình.