Nồng độ oxy trong máu thấp – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

30/11/2021 469

Nồng độ oxy trong máu thấp cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề nếu không kiểm tra kịp thời. Vậy nguyên nhân nồng độ oxy trong máu thấp do đâu hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nồng độ oxy trong máu thấp là gì?

Thiếu oxy trong máu là gì?

Tình trạng này không phải là hiếm gặp và còn xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Oxy trong máu bị giảm thấp là khi lượng oxy được các tế bào hồng cầu đưa vào máu sẽ ít hơn so với mức chỉ số tiêu chuẩn. Nhất là tại động mạch là nơi thấy rõ được nồng độ oxy bị giảm thấp khi tiến hành đo mẫu mẫu.

Lưu lượng oxy trong máu

Lưu lượng oxy trong máu thấp là khi chỉ số SpO2 dưới mức an toàn

Lượng oxy trong máu mức bình thường là 75 đến 100 mmHg (khoảng trên 96%) có nghĩa cơ thể của bạn tương đối khỏe mạnh. Đối với chỉ số SpO2 đang ở mức trung bình là từ 94 – 96% là dấu hiệu cần tăng thêm oxy để trở về mức an toàn. Trường hợp này có thể cho họ thở thêm oxy từ máy tạo oxy và kết hợp thay đổi lại chế độ ăn uống, tập luyện.

Nhưng khi chỉ số SpO2 trong máu giảm xuống < 60 mmHg (khoảng < 90%) là khi đó cơ thể của bạn đang có bị thiếu hụt oxy. Độ bão hòa trong máu thấp cho thấy cơ thể bạn đang có dấu hiệu bị suy giảm hô hấp, khả năng lưu thông máu kém hay cảm thấy khó thở.

Oxy trong máu thấp là bao nhiêu?

Lượng oxy trong máy xuống thấp sẽ được hiển thị ở chỉ số < 90% tương đương dưới 60 mmHg. Có rất nhiều những dấu hiệu khác nhau khiến cho nồng độ oxy trong máu bị xuống thấp. Đó có thể là đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ nhiều, hít thở khó hoặc người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và bồn chồn, bất thường màu da…

Sẽ rất nguy hiểm khi thiếu oxy trong máu, nhất là ở những người mắc bệnh COVID. Những người mắc bệnh này sẽ bị tụt giảm nồng độ oxy trong máu xuống mức nguy hiểm và toàn bộ hệ hô hấp bị suy giảm. Nếu không được can thiệp kịp thời và cho thở oxy sẽ có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Chỉ số SpO2 thấp sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Chỉ số SpO2 thấp sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Bằng mắt thường chúng ta không thể biết chính xác cơ thể đang có nồng độ oxy thấp bao nhiêu. Chỉ khi bạn sử dụng máy đo nồng độ hoặc tới bệnh viện xét nghiệm máu mới có thể nắm bắt chính xác được chỉ số này. Bạn có thể đo bằng máy kẹp tay sẽ có ngay kết quả hiển thị chính xác nhất.

Nguyên nhân nồng độ oxy trong máu thấp

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khách gây nên tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu. Đó có thể là nguyên nhân khách quan và chủ quan làm hạ thấp nồng độ oxy trong máu mà bạn cần phải biết để tìm cách giải quyết:

  • Do cơ thể tiếp xúc với những môi trường hay vị trí không đủ oxy để đưa vào cơ thể. Đó có thể là khi bạn mắc các bệnh về hô hấp, sợ độ cao hoặc sinh sống tại những nơi không khí bị loãng
  • Do bạn bị rối loạn tuần hoàn như giảm huyết áp, thiếu máu, có bệnh lý về tim mạch…
  • Do “shunt” tĩnh mạch – động mạch (lượng máu ở tĩnh mạch không đến trực tiếp động mạch)

Oxy trong máu thấp sẽ gây khó thở

Nồng độ oxy trong máu xuất giảm do nhiều nguyên nhân chi phối

  • Do bệnh lý của huyết cầu tố như: lượng hồng cầu bị tụt giảm và lượng huyết cầu tố ảnh hưởng đến vận chuyển oxy tổ chức.
  • Thiếu oxy do rối loạn hô hấp tế bào nên các tổ chức không có khả năng tiếp nhận oxy.
  • Do thiếu oxy lên não khi cơ thể bị suy nhược, ăn uống không đầy đủ hoặc mắc một số bệnh nền.

Nồng độ oxy trong máu thấp phải làm sao?

Ai cũng muốn cơ thể của mình luôn được khỏe mạnh và dẻo dai, nhưng vì những yếu tố khách quan và chủ quan mà cơ thể bị thiếu oxy. Vậy nên, mỗi chúng ta nếu muốn đảm bảo chỉ số SpO2 luôn được duy trì ở mức an toàn thì cần tuân thủ những phương pháp.

Cách cân bằng lại nồng độ oxy trong máu chính là việc thường xuyên tập thể dục thể thao hàng ngày. Tập tập hít thở đều đặn để cơ thể có cơ hội nhận nhiều lượng oxy đi vào phổi hơn. Việc hình thành thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể luôn được chăm sóc và bền bỉ hơn.

Lựa chọn những môi trường sống có nhiều oxy, hạn chế tiếp xúc và làm việc trong những môi trường ngột ngạt và loãng không khí.

Tập thể dục làm tăng lượng oxy trong máu

Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng lượng oxy trong máu

Những người bị thiếu lượng oxy trong máu thì cần tránh xa các chất kích thích. Đặc biệt là những người hay hút thuốc là sẽ khiến cho lá phổi của bạn bị tổn thương và dày đặc khói thuốc. Khi lá phổi có quá nhiều khí thuốc sẽ bị tắc nghẽn và không thể cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, kết hợp ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước.

Những người bị thiếu hụt quá nhiều oxy trong máu thì cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra nồng độ. Kết hợp với những đơn thuốc và thuốc bổ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nồng độ luôn được ở mức bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình máy đo nồng độ oxy. Máy tạo oxy để đảm bảo nồng độ luôn được ở mức bình thường.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng oxy đóng vai trò quan trọng với sự sống của con người. Khi nồng độ oxy trong máu thấp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, bạn và người thân cần nắm rõ những nguyên nhân và dấu hiệu khiến chỉ số SpO2 thiếu để dễ dàng có ngay hướng khắc phục tình trạng này. Hy vọng, những giải đáp trong bài viết trên sẽ trang bị những kiến thức hữu ích cho mỗi người