Tụt đường huyết là gì và cách xử lý khi tụt đường huyết như thế nào?

07/03/2022 558

Tụt đường huyết là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi đói. Vậy tụt đường huyết là gì? Dấu hiệu nào cho bạn biết cơ thể mình đang bị tụt đường huyết và cách xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng tụt đường huyết là gì?

Tụt đường huyết là gì

Tụt đường huyết hay hạ đường huyết là hiện tượng rất hay gặp khi chúng ta thấy đói bụng. Hiện tượng này xảy ra khi mà lượng đường trong máu hạ thấp hơn so với  bình thường và xuống dưới mức 3.9mmol/l. Trong khi người bình thường có chỉ số đường huyết là từ 3,9 mmol/l (milimol/ lít) đến 6.4 mmol/l.

Hạ đường huyết là bệnh gì

Hạ đường huyết là tình trạng mà lượng đường (glucose) trong máu quá thấp. Như chúng ta điều biết rằng cơ thể con người hấp thu đường qua các loại thực phẩm như: Gạo, khoai tây, bánh mì, sữa, trái cây… Khi đường được hấp thụ vào cơ thể sẽ tích trữ trong gan và mô ở dạng glucogen sau đó được phân hóa thành năng lượng nuôi cơ thể.

Hạ đường huyết là bệnh gì

Hạ đường huyết là bệnh gì

Tụt đường huyết có thể xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên người bình thường cũng hay gặp phải hiện tượng này nếu bị đói lâu và không được bổ sung đường ngay vào cơ thể lúc đó.

Nguyên nhân tụt đường huyết

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tụt đường huyết phải kể đến 2 trường hợp là: Hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân bị tiểu đường và nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ đường huyết ở người bình thường, trong đó:

Những người mắc bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị thiếu hụt hoàn toàn insulin hoặc là vẫn có insulin nhưng rất ít đáp ứng với nó. Do vậy mà glucose có xu hướng là tích tụ lâu ngày trong máu và đạt đến mức nguy hiểm.

Nguyên nhân và triệu chứng tụt đường huyết ở người tiểu đường

Nguyên nhân và triệu chứng tụt đường huyết ở người tiểu đường

Và để khắc phục tình trạng này thì người bệnh tiểu đường sẽ phải dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường có trong máu. Nhưng nếu dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến cho lượng đường trong máu người bệnh giảm xuống quá thấp, dẫn đến hiện tượng tụt đường huyết.

Hạ đường huyết còn xảy ra khi bệnh ăn quá ít trong khi phải uống thuốc điều trị tiểu đường. Ngoài ra việc tập thể dục quá độ hoặc lao động quá mức cũng sẽ khiến người bệnh xuất hiện tình trạng hạ đường huyết.

  • Nguyên nhân hạ đường huyết với người bình thường

Thuốc: Người bình thường nếu vô tình uống phải thuốc điều trị tiểu đường sẽ gây ra hiện tượng hạ đường huyết. Ngoài ra một số loại thuốc có khả năng hạ đường trong máu bạn nên tránh là thuốc Quinine (Qualaquin) đây là thuốc điều trị bệnh sốt rét…

Nguyên nhân hạ đường huyết với người bình thường

Nguyên nhân hạ đường huyết với người bình thường

Uống rượu quá mức: Uống rượu nhiều mà không ăn thức ăn sẽ ngăn chặn gan giải phóng glucose dự trữ vào máu. Từ đó làm giảm lượng đường trong máu gây ra một số tình trạng nguy hiểm như: Hôn mê, đột tử…

Một số bệnh nặng: Các bệnh về gan như viêm gan cũng là nguyên nhân gây hạ đường huyết. Hay bệnh rối loạn chức năng thận sẽ làm thận chậm thải độc tố và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khi người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị các bệnh đó.

Đói lâu dài hay trong các tình trạng chán ăn, bị bệnh tâm thần…. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm các chất mà cơ thể đang cần để tạo ra glucose, gây tình trạng hạ đường huyết.

Insulin được cơ thể sản xuất quá mức: Một loại khối u hiếm của tuyến tụy có tên là insulinoma là nguyên nhân gây ra việc sản xuất quá mức insulin và gây ra hiện tượng hạ đường huyết.

Thiếu hụt nội tiết tố: Có một số rối loạn ở tuyến thượng thận và tuyến yên sẽ dẫn đến sự thiếu hụt các loại hormone chính điều chỉnh sản xuất glucose. Đặc biệt là trẻ em sẽ dễ bị hạ đường huyết nếu như thiếu hormone tăng trưởng.

Triệu chứng tụt đường huyết

Dưới đây thường sẽ là giai đoạn nặng của hạ đường huyết đây là triệu chứng có thể xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước nhưng ít gặp hơn các triệu chứng khác. Thường là biểu hiện nặng nếu như tình trạng hạ đường huyết khi xuất hiện ở những dấu hiệu trên kia không được điều trị kịp thời.

  • Các biểu hiện chung như:
    • Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi đột ngột.
    • Cảm thấy chóng mặt, đau đầu, bồn chồn và lo âu.
    • Cảm giác tay chân của bạn trở nên yêu và nặng nề .
    • Da xanh tái đi.
    • Vã mồ hôi ở các vi trí như lòng bàn tay, nách, trán.
    • Hồi hộp, lo âu, hốt hoảng, mất bình tính đánh trống ngực liên hồi.
    • Xuất hiện tình trạng tăng tiết nước bọt.
    • Cảm giác ớn lạnh chạy khắp người.
    • Run tay chân.
Những triệu chứng khi bị tụt đường huyết

Những triệu chứng nhận biết khi bị tụt đường huyết

  • Các dấu hiệu tim mạch như:
    • Nhịp tim rất nhanh
    • Có thể có cảm giác nặng ngực, đau thắt ngực.
  • Các dấu hiệu tiêu hóa
    • Cảm giác bụng đói cồn cào và cảm thấy nóng rát vùng dạ dày.
    •  Có thể sẽ xuất hiện những cơn đau co thắt dạ dày, đau vùng thượng vị.
    • Buồn nôn, nôn khan.
  • Các dấu hiệu thần kinh
    • Nặng thì có thể gây ra hiện tượng co giật toàn thân hoặc có thể xảy ra tình trạng co giật kiểu động kinh khu trú.
    • Liệt 1⁄2 người hoặc là gây tổn thương thần kinh sọ và gây rối loạn cảm giác, vận động.
    • Người bị sẽ nhìn mọi thứ rất  mờ, nhìn đôi, hoa mắt.
  • Các dấu hiệu tâm thần
    • Có thể có các biểu hiện kích động hay rối loạn nhân cách.
    • Thường xuyên nói cười vô cớ, ảo giác.
  • Hôn mê hạ đường huyết

Như vậy chúng ta đều thấy rằng tụt đường huyết có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do đó bạn cần kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định và để biết được tình trạng đường huyết có ổn định không. Ngoài xét nghiệm tại bệnh viện thì Thongtinkythuat.com khuyên bạn nên trang bị những chiếc máy đo đường huyết với cách sử dụng dễ dàng cho kết quả nhanh chóng.

Máy đo đường huyết là một trong những thiết bị y tế điện tử giúp người bệnh có thể tính toán lượng đường có trong máu và cho đưa kết quả chi tiết. Từ đó giúp bạn biết đươc tình trạng cơ thể mình là thiếu hay thừa lượng đường để tìm ra biện pháp xử lý kịp thời tránh để lại hậu quả nặng nề.

Cách xử lý tụt đường huyết tại nhà

Với những tình huống mà hạ đường huyết đột ngột thì bản thân bệnh nhân cũng như người nhà cần xác định được tình trạng của bệnh nhân. Từ đó tiến hành xử lý nhanh bằng các biện pháp sau:

Ăn lập tức một viên kẹo ngọt hay là một cái bánh hoặc là những loại hoa quả có sẵn. Nếu như tình trạng này không đỡ bạn cần tối thiểu 15g đường được hòa vào 100ml nước. Nếu tình trạng hạ đường huyết nặng hơn bạn cũng nên xử lý như trên rồi đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Cách xử lý tụt đường huyết tại nhà

Cách xử lý tụt đường huyết tại nhà

Nếu là bệnh nhân tiểu đường hoặc những người đang sử dụng các loại thuốc có khả năng làm giảm đường huyết thì nên ngừng uống ngay. Nếu đang tiêm insulin thì cũng nên dừng tiêm để bổ sung đường cho cơ thể sau đó đi khám lại bác sĩ.

Trên đây là thông tin về bệnh đường huyết là gì cùng với nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bị hạ đường huyết mà Thongtinkythuat.com muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này có ích đặc biệt là với những ai có tiền sử hạ đường huyết.