Đo nhịp tim để làm gì? Đo nhịp tim bao nhiêu là bình thường?
21/02/2022 568
Đã bao giờ bạn đi khám bệnh mà được chỉ định đo nhịp tim? Điều này khiến bạn hoang mang bác sĩ chỉ định đo nhịp tim để làm gì? Không biết là Đo nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Tất cả sẽ được Thongtinkythuat.com giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Đo nhịp tim bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số nhịp tim chính là nhịp đập của trái tim, chỉ số này được đo bằng số lần co thắt của tim trong 1 phút với đơn vị đo là bpm (beat per minute nhịp đập mỗi phút). Nhịp tim của con người có thể thay đổi tùy vào tình trạng của cơ thể.
Trên thực tế có rất nhiều yếu tố có khả năng làm thay đổi nhịp tim trong đó có thể kể đến như: Các hoạt động tập thể dục, sử dụng thuốc, chất kích thích… Hoặc là ảnh hưởng bởi bệnh lý như: Bệnh rối loạn tuyến giáp, các bệnh về tim mạch, tiểu đường…
Vậy số đo nhịp tim chuẩn, chỉ số nhịp tim tốt nhất là bao nhiêu? Theo như hiệp hội tim mạch của Mỹ cho biết nhịp tim bình thường là trong khoảng từ 60 cho đến 100bpm vào lúc chúng ta nghỉ ngơi. Còn nhịp tim được cho là chậm khi khi dưới 60 bpm đo trong lúc chúng ta nghỉ ngơi.
Thường thì khi ngủ nhịp tim của chúng ta chậm đi và trong tình trạng này thì nhịp tim đạt mức từ 40 cho đến 50bpm được coi là chỉ số bình thường. Bên dưới đây là một số chỉ số nhịp tim lý tưởng cho từng lứa tuổi dựa vào nghiên cứu của cơ quan y tế của Anh như sau:
- Nhịp tim lý tưởng của trẻ sơ sinh là khoảng 120 – 160 nhịp/phút.
- Nhịp tim lý tưởng của trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 12 tháng tuổi dao động khoảng 80 – 140 nhịp/phút.
- Nhịp tim lý tưởng của trẻ từ 1 đến 2 tuổi dao động khoảng 80 – 130 nhịp/phút.
- Nhịp tim của trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi là 75 – 120 nhịp/phút.
- Nhịp tim của trẻ từ 7 cho đến 12 tuổi dao động từ 75 – 110 nhịp/phút.
- Nhịp tim của người trưởng thành từ đủ 18 tuổi trở lên dao động từ 60 – 100 nhịp/phút.
- Riêng nhịp tim của các vận động viên chuyên nghiệp là 40 cho đến 60 nhịp/phút.
Nếu như nhịp tim của bạn thường xuyên không ở mức lý tưởng thì bạn có thể đang bị rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp này bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Đo nhịp tim để làm gì?
Việc được chỉ định đo nhịp tim trong tình huống khẩn cấp có thể giúp các bác sĩ biết được liệu tim có bơm đủ máu đi nuôi cơ thể hay không? Ngoài ra còn giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng ví dụ như tình trạng nhịp tim không đều, tức ngực, khó thở, chóng mặt…
Đo nhịp tim còn giúp kiểm tra được lưu lượng máu sau khi bạn bị chấn thương hoặc nghi ngờ rằng mạch máu đó bị chặn. Nếu có bất kỳ nghi ngờ gì liên quan đến tim mạch các bác sĩ đều sẽ chỉ đinh bạn đi đo nhịp tim và huyết áp.
Bên cạnh đó việc đo nhịp tim được chỉ định khi các bác sĩ muốn kiểm tra các loại thuốc hoặc là căn bệnh nào gây ra tình trạng nhịp tim chậm. Vì vậy các bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra nhịp tim hàng ngày nếu như bạn đang mắc các bệnh tim mạch hoặc đang dùng một số thuốc có thể làm chậm nhịp tim vì như digoxin hay atenolol…
Đối với người luyện tập thể dục thì việc đo nhịp tim còn giúp kiểm tra được mức độ sức khỏe cùng với thể lực chung của cơ thể. Việc kiểm tra nhịp tim trong các giai đoạn như: Trong thời gian nghỉ ngơi, trong lúc tập thể thao và sau khi tập thể thao sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về mức độ tập thể dục tổng thể.
Xem thêm: Các app đo nhịp tim trên iPhone cho kết quả có chính xác không
Cách đo nhịp tim đơn giản tại nhà
Khi chúng ta đến thăm khám tại bệnh viện hoặc tại các cơ sở y tế thì sẽ được đo nhịp tim bằng máy. Nếu như bạn có nhu cầu đo nhịp tim thường xuyên thì nên chọn các loại máy đo nhịp tim tại nhà cầm tay.
Còn nếu như bạn không có điều kiện kinh tế để mua các thiết bị chuyên nghiệp thì hoàn toàn có thể đo bằng phương pháp thủ công bằng cách là bắt mạch ở cổ tay và đếm số lần đập/1 phút. Cách đo cụ thể như sau:
- Hướng dẫn cách đo nhịp tim từ mạch của cổ tay
Bạn bắt đầu đo nhịp tim từ mạch của cổ tay bằng cách là đặt ngửa lòng bàn tay của mình lên và nắm nhẹ tay. Sau đó đặt ngón trỏ cùng với ngón giữa của bàn tay còn lại lên phần bên dưới nếp gấp của cổ tay, sau đó ấn nhẹ cho đến khi nào bạn cảm nhận được nhịp đập của mạch.
Nếu như chưa phát hiện nhịp đập thì hãy di chuyển ngón tay của mình xung quanh vị trí này thì sẽ tìm được nhịp đập. Sau đó bạn bắt đầu đếm từng nhịp cho đến khi hết 1 phút là được.
- Ngoài ra bạn có thể đo nhịp tim từ động mạch cảnh ngay vùng cổ
Cách thực hiện cũng rất đơn giản bạn chỉ cần dùng ngón trỏ và ngón giữa và áp lên vùng cổ khu vực dưới xương quai hàm. Bạn ấn nhẹ tay ở khu vực đó cho đến khi cảm nhận được nhịp đập là được.
Lưu ý:Khi bạn đo nhịp tim bằng cách thủ công như trên thì chỉ dùng ngón trỏ và ngón giữa. Tuyệt đối không được dùng ngón tay cái để đo, lý do là vì trên đầu ngón cái có mạch đập sẽ có ảnh hưởng đến kết quả đo của bạn.
- Bấm giờ và ghi lại nhịp tim đã đo được
Khi đã cảm nhận được mạch bạn có thể dùng đồng hồ hoặc là điện thoại để ghi lại nhịp tim và đếm số lần bạn cảm nhận được mạch đập trong vòng 60giây. Phương pháp này cho kết quả có độ chính xác rất cao.
Ngoài ra thì bạn cũng có thể áp dụng cách đếm nhịp tim trong 15 giây đầu và nhân kết quả lên với 4 để tính nhịp tim trong trong khoảng thời gian 1 phút. Thế nhưng kết quả sẽ không được chính xác bằng phương pháp đếm từng nhịp trong 60 giây.
Trong trường hợp bạn cảm thấy cách đo nhịp tim này tốn nhiều thời gian và bạn không nắm chắc được cách đo, thì hãy đầu tư một chiếc máy đo nhịp tim cầm tay tại nhà. Với máy đo nhịp tim sẽ cho kết quả chính xác và nhanh chóng lại tiện lợi phù hợp với hầu hết mọi đối tượng.
Trên đây Thongtinkythuat.com vừa giải đáp cho bạn thắc mắc về đo nhịp tim để làm gì? Cùng với những hướng dẫn chi tiết về cách đo nhịp tim tại nhà đơn giản. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp cho bạn có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình.