Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà đơn giản, dễ dàng
15/02/2022 328
Nếu như bạn đang nghi ngờ mình mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường và muốn sử dụng máy để đo chỉ số đường huyết. Bạn hãy cùng Thongtinkythuat.com sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng máy đo đường huyết ngay tại nhà đơn giản, chính xác.
Cách dùng máy đo đường huyết
Việc đo lượng đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trong quá trình đo bằng máy đo đường huyết tại nhà bạn cần thực hiện đúng cách để có được kết quả chính xác nhất. Dưới đây là cách dùng máy đo đường huyết đúng theo trình tự sau:
Rửa tay sạch trước khi đo
Trước khi đo bạn cần rửa thật sạch tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay, vì điều này có tác dụng giúp bạn diệt sạch vi khuẩn có ảnh hưởng đến kết quả đo, đồng thời giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Nếu như đo trong thời tiết lạnh thì nên rửa tay bằng nước ấm điều này rất tốt cho việc lưu thông máu xuống tay.
Sau đó bạn cần lau tay thật khô bằng khăn sạch, điều này sẽ giúp cho việc lấy que thử được dễ dàng và không làm ướt chúng. Ngoài ra máu cũng không bị la ra ngoài theo nước ảnh hưởng đến kết quả đo.
Lấy que thử cắm vào đầu của máy đo
Sau khi đã lấy que thử ra bạn cần cắm nó vào đầu của máy đo đường huyết. Lúc này máy sẽ tự khởi động với số code trùng với số code được ghi trên hộp que.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để lấy máu
Trước tiên thì bạn cần vặn ngược đầu bút lấy máu theo chiều ngược kim đồng hồ để mở đầu bút ra. Tiếp đó thì bạn lấy kim lấy máu ra và lắp nó vào ống bút cho đến khi kim chạm vào đáy bút thì được.
Sau khi bạn đã lắp xong kim vào ống bút và cố định nó thì vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim. Cuối cùng bạn lắp đầu bút vào trở lại bằng cách vặn theo chiều kim đồng hồ. Có một số loại thì chỉ cần ấn vào và nghe thấy tiếng cạch là được.
Lấy máu
Khi lấy máu thì bạn cần phải điều chỉnh độ nông sâu của kim sao cho phù hợp với từng loại da. Trong đó bạn cần chọn các mức độ tùy vào từng loại da như sau:
- Nếu như da bạn mỏng thì nên để mức sâu của kim là 1 hoặc 2.
- Nếu như độ dày của da tay bạn ở mức trung bình thì chọn mức 3 là phù hợp nhất.
- Nếu như da tay phần lấy máu quá dày, thì nên để mức 4 và 5.
Sau đó bạn lên cò bút bằng cách kéo phần cuối bút cho đến lúc nào nghe thấy tiếng “bíp” là được. Trước khi lấy máu bạn cần xoa nhẹ đầu ngón tay, thả lỏng tay cho máu chảy về phần đầu ngón tay, tiếp đó áp sát phần đầu bút lấy máu.
Cuối cùng bạn tiến hành ấn nút để kim lấy máu đâm nhẹ vào dưới da. Khi kim đâm vào da bạn sẽ có cảm giác đau khá nhẹ giống như kiến cắn nên bạn không cần quá lo lắng. Tiếp đó bạn cần nặn cho máu ra khoảng 1 giọt là được.
Tiến hành đo
Khi đã lấy được mẫu máu bạn chạm nhẹ giọt máu vào khe lấy máu của của que thử. Lúc này máu sẽ được tự động hút vào để tiến hành đo. Khi máu được hút đầy khe của que thử thì máy sẽ kêu “bíp” để thông báo cho bạn biết là máu đã đủ và chỉ cần ngồi chờ kết quả là được.
Sau khoảng vài giây thì kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình của máy. Kết quả đo sẽ là mmol/L (milimol/ lít) hoặc mg/dL (Mmol/lít) tùy vào cài đặt đơn vị đo bạn muốn.
Lưu ý: Bước này bạn phải để cho máu tự động chạy vào khe của que thử chứ không được phép tác động vật lý lên giọt máu để chúng chạy vào khe. Vì như vậy sẽ khiến cho kết quả đo không được chính xác. Chú ý: Bạn phải làm bước này cho đúng (máu sẽ tự động được hút vào đầy khe).
Xem thêm: Bỏ túi cách đo đường huyết tại nhà chi tiết và đơn giản
Cách đọc máy đo đường huyết
Thông thường thì sau khoảng 5s máy sẽ cho kết quả, lúc này bạn cần làm là lưu lại kết quả đó và so sánh với bảng đo đường huyết. Tỷ lệ đường trong máu ở mức bình thường của mỗi người sẽ khác nhau và thay đổi trong ngày, cụ thể như sau:
- Với những người không mắc bệnh tiểu đường
Tỷ lệ đường trong máu ở người bình thường là từ 70 mg/dl (3.9 mmol/l) – 130 mg/dl (7.2 mmol/l) trước khi ăn. Và tỷ lệ này đạt < 180 mg/dl (10 mmol/l) trong khoảng 1–2 giờ sau khi ăn.
- Với những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian thai kỳ
Tỷ lệ đường trong máu của đối tượng này sẽ là từ 95 mg/dl (5.3 mmol/l) hoặc thấp hơn sau khi họ ăn sáng. Và tỷ lệ này đạt ≤ 140 mg/dl (7.8 mmol/l) sau khi ăn 1h, hay ≤ 120 mg/dl (6.7 mmol/l) sau khi ăn khoảng 2h.
Điều này có nghĩa là nếu giá trị đo được cao hơn những con số trên, thì báo động rằng cơ thể bạn đang bất ổn. Rất có khả năng bạn bị bệnh tiểu đường hoặc đang trong giai đoạn tiền tiểu đường.
Với những người bình thường chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn 2h sẽ thấp hơn 6.1 mmol/l (110mg/dl), nếu kết quả đo dưới 7.0 mmol/l (126mg/dl) là bạn đang bị rối loạn đường huyết hay là bị tiền đái tháo đường. Nếu trên 7.8 mmol/l (140 mg/dl) lúc đói hoặc là sau khi ăn 2h thì có nghĩa là bạn bị đái tháo đường.
Một số lưu ý khi dùng máy đo đường huyết
Ngày nay máy đo đường huyết đã và đang được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống, đặc biệt là với những người bị bệnh tiểu đường. Vậy khi sử dụng máy đo đường huyết cần lưu ý những gì?
Những lưu ý khi chuẩn bị dụng cụ đo đường huyết
Khi tiến hành đo đường huyết thì tùy vào từng loại máy khác nhau mà người sử dụng có thể tiến hành lược giản những dụng cụ sử dụng. Thông thường các máy đo đường huyết khi sử dụng cần đến các vật dụng như sau:
- Hộp để đựng que lấy máu.
- Hộp đựng kim lấy máu.
- Bút để bắn kim.
- Máy đo đường huyết.
- Hộp để đựng các miếng cồn sát khuẩn.
Ngoài những vật dụng được kể trên thì bạn còn cần có xà phòng rửa tay hoặc nước rửa tay, nước ấm. Những dụng cụ này đều được dùng để làm sạch tay trước và sau khi đo, còn nước ấm dùng để rửa tay giúp máu lưu thông tốt hơn.
Lưu ý khi đường huyết bằng máy
Trước khi tiến hành đo đường huyết bạn cần phải nhịn ăn ít nhất là 8h để kết quả đo được chính xác nhất. Thời điểm đo nên là vào sáng sớm khi chưa ăn uống gì.
Bạn phải gắn que lấy máu vào máy trước rồi mới được chấm máu lên que. Không được chấm máu trước rồi mới gắn que vào máy đo như thế là sai và kết quả đo không chính xác.
Khi bạn gắn que thử vào máy thì máy sẽ tự động bật và tắt sau 3 phút hoặc tắt sau khi bạn rút que ra. Điều này có nghĩa là bạn nên gắn que sẵn vào máy và nhanh chóng làm xét nghiệm trong vòng 3 phút, hoặc là bắn máu ra trước sau đó nhanh chóng gắn que vào máy rồi chấm máu.
Thongtinkythuat.com hy vọng rằng những hướng dẫn cách dùng máy đo đường huyết trên đây, có thể giúp bạn có thể sử dụng thiết bị này một cách an toàn, nhanh chóng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.