Nên đo huyết áp tay nào và tư thế đo huyết áp đúng tiêu chuẩn

15/02/2022 1562

Bài viết ngày hôm nay Thông tin kỹ thuật sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc về vấn đề nên đo huyết áp tay nào? Tư thế đo huyết áp như thế nào là chuẩn nhất qua bài viết dưới đây nhé! Nếu bạn quan tâm vấn đề này thì cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

Đo huyết áp ở đâu chính xác?

Vị trí đo huyết áp lý tưởng nhất là đo ở động mạch của cánh tay, tuy nhiên trong một số trường hợp theo chỉ định riêng của bác sĩ thì cần đo ở động mạch của cẳng chân hay một số vị trí khác. Khi muốn đo huyết áp ở đâu thì cần phải tìm được động mạch ở đó. Sau khi đo xong ghi kết quả cần ghi kèm theo vị trí đo, cụ thể các vị trí đo như sau:

Đo huyết áp ở đâu chính xác?

Đo huyết áp ở đâu chính xác?

Cánh tay: Đo huyết áp ở khu vực bắp tay như đã nói ở trên đây là vị trí đo chuẩn nhất. Lý do là vì chiều cao của bắp tay sẽ ngang với vị trí của trái tim, đây cũng là vị trí đo huyết áp chính xác nhất.

Cổ tay: Ngoài bắp tay thì cổ tay cũng là một vị trí đo huyết áp quan trọng. Đây là vị trí đo rất phù hợp cho những người có cân nặng khá cao. Vị trí này sẽ có sai số do hậu quả từ huyết dông. Vì thường thì các nhánh động mạnh càng xa với huyết áp tâm thu thì càng tăng trong khi đó huyết áp tâm trương sẽ bị giảm.

Đùi và cẳng chân: Đây là hai vị trí đo huyết áp ở chân. Trong khi đùi ống nghe huyết áp sẽ đặt ở hố khoeo chân còn vị trí cẳng chân thì đặt ống nghe trên động mạch chày sau.

Xem thêm: Cao huyết áp là gì? Nhận biết triệu chứng của bệnh cao huyết áp sớm

Đo huyết áp tay nào?

Vị trí đo huyết áp lý tưởng nhất là ở vùng bắp tay thế nhưng khi đo thì nên đo huyết áp bằng tay nào? Giữa tay trái và tay phải các chỉ số huyết áp sẽ không giống nhau.

Thường thì huyết áp giữa cánh tay trái và tay phải sẽ có sự chênh nhau không quá 20mmHg. Nếu như bạn tự đo huyết áp ở nhà bằng các máy đo huyết áp thì cần thực hiện đo vài lần với cả hai cánh tay. Lúc này kết quả sẽ thu được như sau:

Đo huyết áp tay nào?

Đo huyết áp tay nào?

  • Nếu như kết quả đo cho thấy rằng chỉ số huyết áp ở tay trái cao hơn tay phải hoặc là có kết quả bằng tay phải thì bạn nên đo huyết áp vào tay trái ở những lần tiếp theo.
  • Nếu như chỉ số huyết áp đo được ở tay phải cao hơn thì ở những lần đo sau bạn nên đo ở cánh tay này.
  •  Nếu như kết quả đo cho thấy chỉ số huyết áp ở 2 tay có sự chênh lệch hơn 20mmHg, thì việc cần làm là thực hiện đo lại và chắc chắn là các thao tác của bạn đúng hướng dẫn của máy.

Nếu như bạn tiến hành đo lại thế nhưng kết quả vẫn cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa 2 cánh tay thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm mới ra kết quả chính xác.

Xem thêm: Người bị bệnh cao huyết áp ăn gì và kiêng ăn gì mới tốt

Có nên đo huyết áp chân

Đùi và cẳng chân cũng là một trong những vị trí để đo huyết áp. Đặc việc đo huyết áp ở cổ chân được cho là một trong các phương pháp hữu hiệu dành cho các bệnh nhân bị tiểu đường nhưng đang ở trong giai đoạn phục hồi. Bởi vì đây là cách chính xác nhất giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh này.

Có nên đo huyết áp chân

Có nên đo huyết áp chân

Cổ chân của con người chính là nơi giao thoa giữa mạch của các bộ phận như: Can, Tỳ, Thận. Cho nên có thể giúp các bác sĩ dựa vào kết quả đo để có những phán đoán bệnh lý cơ bản cho bệnh nhân.

Ngoài ra việc đo huyết áp ở cổ chân cũng được sử dụng trong trường hợp các bệnh nhân mắc bệnh lý về động mạch vành ngoại biên. Vì phần lớn bệnh lý này không biểu hiện triệu chứng ra ngoài.

Do đó để phát hiện bệnh kịp thời và chuẩn xác nhất phải thông qua việc tính toán chỉ số huyết áp ở tứ chi thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất được. Từ đó mới đưa ra được phương pháp chữa trị kịp thời

Ngoài ra việc đo huyết áp ở chân còn dùng để theo dõi cũng như đánh giá mức độ tái thông mạch máu sau khi bệnh nhân thực hiện can thiệp tái thông. Phương pháp đo huyết áp này cũng được ứng dụng cho các bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu để phục hồi dòng chảy của động mạch.

Tư thế đo huyết áp chuẩn nhất

Tư thế đo huyết áp chuẩn có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định được tính chính xác của kết quả. Một số tư thế cơ bản mà bạn nên áp dụng khi đo huyết áp tại nhà hoặc khi thăm khám bao gồm: Tư thế ngồi, nằm ngửa hoặc là tư thế đứng và nằm vắt chân.

Tư thế đo huyết áp chuẩn nhất

Tư thế đo huyết áp chuẩn nhất

Trong đó thì tư thế ngồi vẫn là tư thế cho chỉ số đúng nhất và hiện nay nó cũng được áp dụng ở hầu hết các cơ sở thăm khám bệnh. Quy trình đo cụ thể sẽ được thực hiện như sau:

Đo huyết áp tại vị trí bắp tay

Tư thế của người bệnh nên ngồi thẳng lưng và thư giãn cơ thể. Sau đó người đo huyết áp cần thực hiện quấn vòng bít vào khu vực bắp tay với độ chặt ở mức vừa phải. Bạn không được bó khít vào tay.

Khoảng cách tốt nhất giữa mép vòng bít đến khủy tay nên đặt từ 1cm đến 2cm. Người do nên gập tay lại để chắc chắn rằng vòng bít vẫn tạo cho cánh tay cảm giác thoải mái nhất. Tay của người đo khi đo huyết áp cần duỗi thẳng trên mặt bàn và ngửa bàn tay lên để vòng bít có được vị trí ngang với tim

Sau khi đã chỉnh vị trí xong người đo nên tiến hành mở máy. Lúc này máy sẽ thông báo cho bạn biết là cuộn vòng bít đã đúng vị trí hay chưa nếu chưa bạn cần sửa lại để máy cho kết quả đo.

Đo huyết áp tại vị trí cổ tay

Cũng giống như phần trên người đo cầu ngồi thẳng lưng, thư giãn và thực hiện cuốn vòng bít vào cổ tay có độ chặt vừa phải.Khoảng cách giữa vòng bít và cổ tay tiêu chuẩn là cách khoảng 1 ngón tay để cho kết quả chính xác nhất.

Người được đo nên để cổ tay sao cho vị trí của nó được đặt ngang tầm với vị trí của tim. Sau đó bật máy để nhận xem tín hiệu từ việc lắp vòng bít có đúng không và tiến hành đo.

Bây giờ thì bạn đã biết được câu trả lời nên đo huyết áp tay nào cho kết quả chuẩn xác nhất rồi đúng không nào? Thongtinkythuat.com hy vọng những kiến thức cung cấp trong bài viết có ích cho bạn đọc, đặc biệt là với những bệnh nhân đang bị cao huyết áp.