Những “kẻ trộm điện” trong nhà mà bạn không ngờ tới!

30/05/2022 508

Thiết bị đồ điện tử mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích nhưng chúng cũng chính là kẻ đã âm thâm “trộm đi” một khoản tiền kha khá của bạn mà bạn không thể ngờ tới. Nếu không muốn vứt tiền qua cửa sổ thì phải ghi nhớ ngay!

Các bạn cứ nghĩ rằng, chỉ cần thiết bị ở trạng thái chờ thì sẽ không tốn điện năng ư? Thậm chí là thiết bị đã được tắt nhưng chúng vẫn âm thầm tiêu hao điện năng ở chế độ chờ đấy. Trạng thái này được gọi là nguồn dự phòng hoặc lượng điện tải ma.

Mặc dù không ngốn nhiều nhi khi thiết bị hoạt động nhưng với thời gian âm thầm kéo dài như vậy sẽ tăng mức tiêu hao đáng kể đấy, có thể chiếm lên tới 10% hoặc hơn, chớ xem thường!

Có rất nhiều thiết bị gây hao phí như thế này trong mọi gia đình, tiêu biểu là 5 thiết bị dưới đây:

Điều hòa: Tắt điều hòa bằng điều khiển

Như chúng ta biết thì điều hòa làm tiêu tốn rất nhiều điện năng, nhưng không phải ai cũng biết được là thiết bị này có thể làm tiêu tốn lượng điện đáng kể ngay cả khi đã được tắt bằng điều khiển.

Giải thích cho điều này là vì việc tắt máy lạnh bằng điều khiển chỉ đưa thiết bị về trạng thái chờ (standby), giúp cho việc tái khởi động thiết bị được dễ dàng nhưng chúng vẫn âm thầm sẽ ăn điện với sức tiêu thụ ngang một bóng đèn đấy!

Vì vậy nếu không muốn một khoảng phí ra đi vô nghĩa mỗi tháng hãy tắt cả cầu giao điện máy lạnh đi nhé! Hành động này còn giúp máy lạnh được bền bỉ và kéo dài tuổi thọ cho máy đáng kể.

Tắt điều hòa bằng điều khiển là chưa đủ

Tắt điều hòa bằng điều khiển là chưa đủ

Sạc điện thoại: Cắm cục sạc nhưng không kết nối điện thoại

Đây là thói quen của rất nhiều người – thường xuyên sạc nhưng không rút dây ra khỏi ổ điện sau khi dùng xong. Chính việc làm này đã khiến tiêu tốn điện năng, dù ít 1,2W nhưng nó vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Chỉ 1,2W nhưng nếu cắm liên tục, thiết bị này cũng là thủ phạm làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng.

Thậm chí nếu sử dụng bộ sạc không chính hãng, sẽ khiến năng lượng tiêu thụ gấp 10 – 20 lần.  Mặt khác, việc cắm những bộ sạc rẻ tiền liên tục trong ổ điện mỗi ngày lại tiềm ẩn một số rủi ro cháy nổ.

Cắm cục sạc nhưng không kết nối điện thoại

Cắm cục sạc nhưng không kết nối điện thoại

Máy tính, laptop: Để ở chế độ “ngủ”

Chế độ “Sleep” chỉ là ngủ tạm thời, thực ra chúng vẫn đang ở trạng thái hoạt động ngầm. Khi ở chế độ ngủ, nguồn điện vẫn tiếp tục cung cấp điện cho bộ nhớ RAM vì bộ nhớ sẽ làm việc ghi nhớ và xóa bộ nhớ nên yêu cầu nguồn điện cấp liên tục.

Ngoài ra nguồn điện còn cung cấp cho các đèn LED hiển thị khi ở chế độ ngủ cũng là một dạng tiêu thụ điện năng. Chế độ ngủ thường xuyên còn có thể làm hao pin và làm máy lâu nguội hơn.

Máy tính, laptop: Để ở chế độ "ngủ"

Máy tính, laptop: Để ở chế độ “ngủ”

Bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số

Thiết bị này sẽ tiếp tục hoạt động sau khi bạn tắt chúng đi nhưng vẫn kết nối với nguồn điện. Theo ước tính chuyên gia nghiên cứu đưa ra, bộ điều khiển này có thể tiêu tốn tới 22 USD tiền điện một năm. Hầu hết chúng ta đều không bận tâm tới việc chuyển đổi hoạt động của thiết bị sang chế độ chờ và nghĩ rằng chỉ cần tắt tivi là đủ. Kết quả là chi phí tăng lên gấp 5 lần.

Bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số cũng là nguồn tiêu thụ điện đáng kể

Bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số cũng là nguồn tiêu thụ điện đáng kể

Trên đây là 4 thiết bị “hao điện ngầm” mà gia đình nào cũng thường sử dụng và nhà nào cũng gặp phải. Thực sự mà nói trong mỗi nhà đều có nhiều thiết bị cần sử dụng và việc tắt thường xuyên sẽ rất bất tiện. Vì vậy để thuận tiện hơn, mỗi nhà nên dùng ổ điện có công tắc ngắt, để các thiết bị không bị tiêu hao năng lượng khi ở chế độ chờ.