Tổng hợp các lỗi máy đo đường huyết thường gặp và cách khắc phục

15/02/2022 321

Trong quá trình sử dụng người dùng sẽ gặp một số lỗi máy đo đường huyết có thể ảnh hưởng đến kết quả đo. Và để bạn hiểu rõ cũng như nắm được các lỗi máy đo đường huyết này là gì và có cách khắc phục kịp thời mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Thongtinkythuat.com.

Các lỗi máy đo đường huyết thường gặp

Máy đo đường huyết hết pin

Đôi khi bạn để máy hoạt động mà quên tắt hoặc sau một thời gian dài sử dụng thì sẽ gặp lỗi này. Cách khắc phục rất đơn giản là bạn nên mua pin mới để thay thì máy lại hoạt động bình thường như ban đầu. Cách thay pin máy đo đường huyết như sau:

Máy đo đường huyết hết pin

Máy đo đường huyết hết pin

Nắp đậy khoang pin của máy thường nằm ở mặt sau hoặc phần dưới đáy của máy đo huyết. Lúc này tùy vào từng loại máy mà bạn có thể dùng kẹp thắt lưng đi kèm máy để mở pin (nếu máy dùng kẹp để mở).

Với máy sử dụng kẹp thắt lưng bạn chỉ cần dùng kẹp vặn nắp đậy pin bằng cách đè phần lẫy trên kẹp thắt lưng và trượt lên bên trên để lấy kẹp ra. Sau đó bạn tháo pin cũ ra và thay pin mới vào theo chiều cực (+) (-) của pin. Cuối cùng bạn đóng nắp khoang pin lại là được.

Xem thêm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất và cho kết quả tốt nhất

Lỗi do nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những nguyên nhân chính khiến cho máy đo đường huyết bị lỗi. Nếu như nhiệt độ phòng hoặc là nhiệt độ của que thử quá thấp quá thấp hoặc quá cao vượt qua khỏi giới hạn cho phép thì sẽ khiến bị lỗi.

Khi gặp lỗi này thì bạn cần kiểm tra lại nhiệt độ môi trường xung quanh sau đó kiểm tra lại với que thử. Nếu như que thử nhiệt độ quá cao/thấp bạn nên tìm cách tăng/hạ nhiệt nó xuống hoặc thay bằng que khác. Que thử nên ở trong nhiệt độ là 20 độ đến 26 độ là tốt nhất và cho kết quả chính xác nhất cũng như không làm hư hại máy.

Lỗi hệ thống máy

Lỗi về hệ thống của máy đo đường huyết thường sẽ được hiển thị bằng ký hiệu như lỗi: E0, E1, E2… Cho đến E9, E10. Vậy những ký hiệu này tương đương với lỗi nào trong hệ thống? Cùng tham khảo một số lỗi tiêu biểu sau đây nhé!

Lỗi E0: Đây là lỗi tự kiểm tra của máy đo đường huyết khi mở máy. Khắc phục bằng cách bạn chỉ cần tháo rời pin ra khỏi máy trong vòng 30s và lắp lại là được.

Lỗi hệ thống máy

Lỗi hệ thống máy

Lỗi E1: Đây là lỗi cho bạn biết máy đang bị nhiễm điện từ và đang tiến hành kiểm tra nội chuẩn. Cách khắc phục là đưa máy tránh xa khỏi các thiết bị điện tử khác như điện thoại, máy tính hay nguồn điện…

Lỗi E2: Đây là lỗi que thử bị rút ra đột ngột khi đang tiến hành đo. Cách khắc phục là gắn lại que thử vào máy cho đúng cách và thực hiện đo lại. Nếu như vẫn không được thì nên sử dụng que thử mới và làm lại các bước đo nhé.

Lỗi E3: Đây là lỗi do que thử tiếp xúc với máu quá sớm trước khi cả máy sẵn sàng đo. Khi tiến hành đo đường huyết bạn nên chờ cho đến khi biểu tượng giọt máu hiển thị thì mới tiến hành lấy máu.

Lỗi E4: Lỗi này là do que thử bị hỏng do bụi bẩn, mất vệ sinh hay đã qua sử dụng… Cách khắc phục rất đơn giản là bạn thay que thử mới và tiến hành thực hiện lại các bước đo tư ban đầu nhé.

Lỗi E7: Lỗi máy đo đường huyết xuất hiện lên màn hình hiển thị ký hiệu là E7 có nghĩa là chíp mã số đã bị hỏng hoặc có thể là bị rút đột ngột khi máy đang hoạt động. Cách khắc phục là thay chip mới khớp với mã số để sử dụng bình thường.

Lỗi E8: Nếu hiển thị ký hiệu này cho thấy máy đã bị hỏng bộ phận điện tử ở bên trong. Trường hợp này bạn nên liên hệ ngay với cửa hàng, nhà cung cấp nơi bạn mua máy để họ kịp thời hỗ trợ xử lý cho bạn.

Lỗi E9: Đây là lỗi dùng sai chip, bạn nên biết rằng mỗi máy đường huyết khác nhau sẽ có mã chíp khác nhau. Cách khắc phục là thay đúng mã chip trùng khớp với máy để sử dụng.

Lỗi E10: Nếu như máy báo lỗi E10 có nghĩa là thiết bị của bạn đang bị lỗi đường truyền dữ liệu. Với lỗi này bạn nên liên hệ với nhà cung cấp để họ xử lý kịp thời cho bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà đơn giản, dễ dàng

Không đủ máu trên que thử

Mỗi máy đo đường huyết khác nhau sẽ yêu cầu bạn cung cấp một lượng máu khác nhau. Điều này có nghĩa là nếu không lấy đủ lượng máu mà máy yêu cầu thì máy sẽ không thể tiến hành kiểm tra.

Không đủ máu trên que thử

Do đó khi lấy mẫu máu bạn cần lấy đủ số lượng và đúng cách. Nếu như tiến hành đo mà màn hình hiển thị xuất hiện ký hiệu E5 thì bạn nên thay que thử mới và thực hiện việc đo đường huyết lại từ đầu, đến lúc này bạn nên lấy lượng máu nhiều hơn và lặp lại quá trình đo thêm một lần nữa nhé.

Xem thêm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất và cho kết quả tốt nhất

Một số lưu ý khi dùng máy đo đường huyết

Khi sử dụng máy đường huyết để tránh tình trạng máy bị lỗi thì bạn cần đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đi kèm theo máy. Ngoài ra bạn cũng cần biết một số lưu ý sau:

  • Bảo quản cũng như sử dụng máy ở điều kiện môi trường, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp.
  • Nên để máy ở nơi khô ráo, sạch sẽ tránh xa các thiết bị điện tử, nơi có nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt.
  • Khi lấy que thử ra bạn cần rửa tay thật sạch, sau đó đóng nắp lại ngay lập tức và chỉ nên sử dụng que thử trong vòng 3 phút kể từ khi lấy ra khỏi hộp đựng.
  • Không được dùng chung hay dùng lại que thử, kim lấy máu cho lần đo tiếp theo hoặc dùng chung với người khác.
  • Vệ sinh và sát khuẩn tay cũng như máy đo đường huyết  trước/ sau khi sử dụng.
  • Đo đường huyết đúng thời điểm là khi bạn đói, sau ăn và trước khi đi ngủ để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Nếu không dùng đến máy trong thời gian dài bạn nên tắt máy hoặc tháo hẳn pin ra để tăng thơi gian sử pin của thiết bị nhé!

Như vậy Thongtinkythuat.com vừa chia sẻ cho các bạn một số lỗi máy đo đường huyết thường gặp và cách khắc phục những lỗi đó. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong vấn đề sử dụng máy đo đường huyết đang gặp phải.