4 cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả tại nhà
01/12/2021 1770
Oxy bị giảm sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Vì vậy, bạn cần biết cách làm tăng oxy trong máu để cơ thể dẻo dai hơn. Với 4 cách sau sẽ giúp ổn định chỉ số SpO2 cho bạn.
Tập hít thở
Động tác này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại bị chúng ta ngó lơ mỗi ngày. Rất nhiều người đã hít thở sai cách khiến cho cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Việc rèn luyện hít thở hàng ngày sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất được tốt hơn.
Lá phổi khi có sự tác động của cơ hoành sẽ có khả năng giãn nở để dụng nạp thêm nhiều oxy hơn. Vì thế, mỗi ngày chúng ta hãy dành thời gian khoảng vài phút và ngồi thư giãn tại nơi yên tĩnh để tập hít thở sâu.
Bạn cũng có thể ngồi hoặc đứng để tập luyện việc hít thở. Nhưng cần phải giữ tư thế lưng và đầu thẳng để lá phổi có thể giãn nở hết mức có thể. Khi hít thì phồng bụng lên để hít được sâu hơn và nhẹ nhàng thở ra ra từ từ rồi xẹp bụng xuống.
Bạn có thể cảm nhận được sự hoạt động của vùng bụng khi đưa bàn tay đặt áp vào phần bụng của mình. Thường, chúng ta hít thở rất nhanh và ngắn nên lượng oxy bão hòa rất ít. Tập hít thở sâu vừa giúp tăng và duy trì nồng độ oxy trong máu ở mức bình thường, và vừa thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn.
Xem thêm: Nồng độ oxy trong máu thấp – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Bài tập tăng oxy trong máu
Ngoài việc tập hít thở như đã nói ở trên, bạn cũng nên duy trì việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe bản thân. Chỉ khi con người vận động mới giúp cho mọi cơ quan và các bộ phận trên cơ thể có sự đàn hồi cao hơn, thực hiện tốt các nhiệm vụ của nó. Bạn có thể lựa chọn các dạng bài tập phù hợp như erobic, bơi lội, yoga, ngồi thiền, đi bộ, hoặc áp dụng một số động tác tại nhà.
Từ đó, khả năng lưu thông các mạch máu cũng được tăng cường hơn, giảm thiểu những tắc nghẽn và ứ đọng các mạch máu. Con người cũng giảm thiểu những nguy cơ mắc các chứng bệnh hơn khi hệ miễn dịch được cải thiện.
Ngoài ra, việc tập thể dục thể thao còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong toàn bộ cơ thể; cải thiện các bệnh về hô hấp và tăng thêm chỉ số SpO2. Tuy vậy, chúng ta cũng không nên tập luyện quá mức mà hãy dành thời gian nghỉ giải lao để cơ thể có thời gian hồi sức.
Xem thêm: Chỉ số SpO2 ở trẻ em là bao nhiêu? Cách đo chỉ số SpO2 ở trẻ em
Thực phẩm tăng oxy trong máu
Thực hiện tốt chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là một trong những phương pháp tăng nồng độ oxy bão hòa nhiều nhất. Bạn cần duy trì đầy đủ các nhóm thực phẩm có lợi như chất béo không hòa tan, chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất…Bạn không nhất thiết phải ăn quá nhiều các thực phẩm thịt cá, mà thay vào đó nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả và protein thực vật.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tối đa các chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá… và tăng cường uống nhiều nước. Nước đóng vai trò thiết yếu, chiếm tới 75 – 80% trong cơ thể. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chỉ số SpO2 trong máu, loại bỏ các chất độc trong cơ thể. Có thể thấy, nếu chúng ta ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện lưu thông máu và hạn chế tối đa bệnh tật.
Xem thêm: Bạn có biết nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt?
Máy tạo oxy
Máy tạo oxy là thiết bị hỗ trợ cung cấp khí oxy được lấy từ tự nhiên để cung cấp cho lá phổi của con người. Ưu điểm của loại máy này là có khả năng lọc không khí tinh khiết > 90% để phục vụ cho các bệnh nhân. Người sử dụng thiết bị này sẽ không cần phải kết hợp bình thở oxy thông thường nên rất thuận tiện cho người bệnh.
Hiện nay, thiết bị tạo oxy tự nhiên được coi là loại máy hỗ trợ tốt nồng độ oxy cho cơ thể con người. Nhất là rất cần thiết cho những bệnh nhân bị đột quỵ, bệnh suy tim, suy phổi hoặc liệt người…
Nếu gia đình bạn có người già hoặc trẻ con bị các bệnh về hô hấp, tim mạch… thì cũng nên có một chiếc máy tạo oxy trong phòng. Hoặc cũng có thể dùng máy cho các thành viên trong gia đình như một công cụ hỗ trợ oxy khi sống tại những môi trường ô nhiễm hay ngột ngạt.
Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ càng về máy tạo oxy để lựa chọn được loại máy tốt nhất. Trước khi mua máy, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để được tư vấn chọn đúng loại máy phù hợp.
Thiết bị tạo oxy có mẫu mã, chủng loại và dung tích khác nhau, vì vậy bác sĩ sẽ tư vấn theo tình trạng bệnh của người bệnh. Bạn cần lựa chọn những sản phẩm tạo oxy có thương hiệu uy tín, chất lượng tốt và giá thành hợp lý.
Để sử dụng máy tạo oxy hiệu quả, bạn nên kết hợp với thiết bị làm ẩm để tạo độ ẩm cho cơ thể. Cùng với đó, không nên đặt máy tại những nơi ẩm thấp hoặc gần lửa, mà nên đặt máy ở vị trí khô thoáng và cao ráo,
Thường xuyên bảo dưỡng máy và theo dõi tình trạng vận hành của máy để không làm gián đoạn khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến từ những người đã sử dụng để có thêm kinh nghiệm trước khi dùng máy.
Chúng ta có thể thấy có rất nhiều cách làm tăng oxy trong máu cho con người. Nhưng dù là phương pháp nào thì bạn cũng cần tuân thủ thực hiện nghiêm túc để đạt được hiệu quả cao nhất. Chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống một vài ngày nhưng không thể nhịn thở quá 5 phút. Vì oxy là nhân tố quan trọng và quyết định sự sống cho con người.