Bạn có biết nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt?

29/11/2021 459

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt? Cách để kiểm tra nồng độ oxy trong máu? Có rất nhiều những thắc mắc vấn đề về nồng độ oxy trong máu cũng như sức khỏe con người. Bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây để hiểu thêm về chỉ số này giúp chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình tốt nhất.

Oxy trong máu là gì?

Quá trình hít thở chính là thao tác để dung nạp oxy đi vào trong phổi của chúng ta. Khi đó, tế bào hồng cầu sẽ tiếp nhận lượng oxy nhận được từ phổi và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể, giúp lưu thông trong máu một cách tốt nhất. Dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ thể, oxy trong máu sẽ được lưu giữ cho tới khi có đủ lưu lượng để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

Oxy trong máu góp phần cung cấp sự sống cho con người

Oxy trong máu góp phần cung cấp sự sống cho con người

Ngoài ra, oxy trong máu ở cấp độ tế bào còn có chức năng loại bỏ những tế bào bị hư mòn, giúp cung cấp thêm năng lượng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể con người. Oxy trong máu là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể, mang đến một sức khỏe bền dẻo cho con người.

Nồng độ oxy trong máu là bao nhiêu là tốt?

Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu hay gọi tắt là chỉ số SpO2 là chỉ số hiển thị cho tỉ lệ Hemoglobin. Trong đó, tỉ lệ Hemoglobin trong máu sẽ liên kết với 4 phân tử oxy để tạo nên độ bão hòa oxy 100%. Đây là chỉ số được sử dụng để đo tỷ lệ hemoglobin oxy hóa so với tỷ lệ hemoglobin trong máu.

“Phân tử Hemoglobin (Hb) hay còn gọi với tên Huyết sắc tố, là protein phức có chứa Fe++. Nó có chức năng đưa oxy từ phổi đến tổ chức và đưa CO2 từ tổ chức về phổi. Hemoglobin ở trong hồng cầu, chiếm 33% trọng lượng hồng cầu”. Phân tử (Hb) là đại phân tử gồm 4 dưới đơn vị. Mà mỗi dưới đơn vị lại có hai phần là Hem và Globin.

Nồng độ oxy trong máu là lưu lượng oxy lưu thông trong máu

Nồng độ oxy trong máu là chỉ số oxy đang lưu thông trong máu

Nồng độ oxy trong máu (SpO2) cùng các nhân tố khác như mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở quyết định sự sống cho cơ thể con người. Chỉ số SpO2 bão hòa trong máu là thước đo hiển thị mức độ lá phổi tiếp nhận oxy các tế bào. Điều này cho thấy, chỉ số SpO2 rất quan trọng đối với sức khỏe của con người.

Xem thêm: Cách đo nồng độ oxy trong máu chính xác nhất – Chuẩn chuyên gia y tế

Nồng độ oxy trong máu là bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, các phân tử Hemoglobin khi đi qua phổi sẽ gắn kết với các phân tử oxy. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, người khỏe mạnh sẽ có độ bão hòa oxy cao (nếu cơ thể con người được hít thở nơi khí oxy không bị loãng). Cụ thể:

  • Chỉ số SpO2 trong máu ở mức an toàn là khi hòa tan khoảng 97% – 99%
  • Chỉ số SpO2 trong máu ở mức cần thở thêm oxy là trong khoảng 94% – 96%
  • Trẻ sơ sinh có chỉ số SpO2 trong máu > 94%. Nếu chỉ số SpO2 < 90% thì cần sự can thiệp y tế khẩn cấp.
Chỉ số nồng độ oxy trong máu tiêu chuẩn

Chỉ số nồng độ oxy trong máu tiêu chuẩn

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu cơ thể không nhận đủ lượng oxy trong máu sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của con người. Nếu nồng độ oxy trong máu thấp trong khoảng trong khoảng 90% – 95% là cơ thể bạn đang có dấu hiệu suy giảm oxy, cần thăm khám để kiểm tra nồng độ.

Khi lưu lượng oxy trong máu bị tụt xuống 60 mmHg là cho thấy cơ thể của bạn đang gặp nguy hiểm. Chú ý với những người bệnh có chỉ số SpO2 < 90% là có dấu hiệu suy hô hấp, cần có sự can thiệp và tư vấn của các bác sĩ nhanh chóng.

Nồng độ oxy trong máu thấp rất nguy hiểm

Nồng độ oxy trong máu quá thấp hoặc quá cao sẽ gây nguy hiểm cho con người

Với những chỉ số nêu trên, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được mức độ nguy hiểm khi nồng độ oxy trong máu quá thấp hoặc quá cao. Thiếu oxy trong máu gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng cả về tâm lý sức khỏe và công việc trong cuộc sống.

Bạn cũng không nên quá chủ quan khi thấy nồng độ oxy trong máu vẫn ở mức trung bình. Vì chỉ cần bị chi phối bởi một nguyên nhân nào đó thì nồng độ oxy cũng nhanh chóng bị giảm xuống mức nguy hiểm.

Vậy nên, trong mọi hoàn cảnh bạn hãy là người chủ động tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Nếu có dấu hiệu giảm chỉ số thì cần tìm ra phương pháp tốt nhất và nhanh chóng để kiểm tra và duy trì nồng độ oxy luôn ở mức an toàn.

Xem thêm: Nồng độ oxy trong máu thấp – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Phương pháp đo nồng độ oxy trong máu

Có nhiều phương pháp để đo chỉ số SpO2 như phương pháp dùng điện cực Oxy, phương pháp phép đo xung gián tiếp. Hoặc, bạn và người thân có thể tự thực hiện đo nồng độ oxy trong máu ngay tại nhà thông qua ứng dụng trên điện thoại hay sử dụng máy đo SpO2.

Nếu bạn dùng máy đo nồng độ oxy trong máu thì chỉ cần nhấn ngón trỏ/ngón giữa vào máy, khởi động và chờ hiển thị kết quả trả về. Máy đo nồng độ oxy trong máy là thiết bị được thiết kế gọn nhỏ và hình dáng giống cái kẹp ghim.

máy đo SpO2 là thiết bị đo nồng độ oxy trong máu

Sử dụng máy đo SpO2 là phương pháp kiểm tra nồng độ nhanh nhất

Thiết bị có màn hình hiển thị số đo và chỉ cần kẹp tay sau một vài phút là cho ngay kết quả chính xác. Máy cũng thông báo cho nhịp tim của bạn là bao nhiêu để bạn chủ động nắm bắt tình trạng sức khỏe.

Các phương pháp đo nồng độ oxy trong máu đều đảm bảo tính nhanh chóng và cho kết quả chính xác. Tốt nhất, bạn có thể đầu tư máy đo chỉ số SpO2 để chủ động kiểm tra thường xuyên hay những tình huống khẩn cấp.

Đối với ứng dụng We Do Pulse trên điện thoại thông minh. Bạn hãy tải ứng dụng và đăng nhập thông tin và thực hiện theo hướng dẫn đo trên máy.

Xem thêm: Mẹo cách đo nồng độ oxy trong máu bằng điện thoại

Bài viết mà trang thongtinkythuat.com chia sẻ tới quý bạn đọc trên đây hy vọng sẽ là những kiến thức bổ ích cho bạn và gia đình. Mong rằng, thông qua đó mỗi chúng ta sẽ cần thăm khám bệnh định kỳ để chú ý hơn tới vấn đề sức khỏe của cơ thể của mình.