Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất và cho kết quả tốt nhất
15/02/2022 637
Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất là câu hỏi mà Thông tin kỹ thuật nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Để giải đáp những thắc mắc này cho bạn đọc mời bạn theo dõi thông tin bài viết bên dưới để biết được những thời điểm đo đường huyết cho kết quả chính xác nhất.
Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất
Những người bị bệnh đường huyết phải thường xuyên tiến hành đo tỷ lệ đường trong máu, vậy thì nên đo đường huyết vào lúc nào để có kết quả chính xác nhất. Câu trả lời của các chuyên gia, bác sĩ về bệnh tiểu đường thì người bệnh nên đo đường huyết tốt nhất là tại 4 thời điểm trong ngày như sau:
Đo đường huyết khi đói: Đây chính là mốc thời gian đo đường huyết đầu tiên trong ngày bạn cần quan tâm. Thời điểm kiểm tra là vào buổi sáng và bạn cần đảm bảo là mình đã nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng.
Với những người bình thường chỉ số đường huyết khi đói sẽ rơi vào khoảng 70 mg/dL (imiligam/ decilit) cho đến 92 mg/dL. Nếu như cao hơn hoặc thấp hơn mức này có nghĩa là bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến đường huyết.
Đo đường huyết sau ăn: Đo đường huyết sau ăn thường cũng là mốc đo đường huyết quan trọng mà bạn cần quan tâm. Thời điểm đo là sau ăn từ 1 cho đến 2h, chỉ số đường huyết sau ăn ở người bình thường sẽ thấp hơn 140mg/dL.
Đo đường huyết lúc đi ngủ: Trước khi đi ngủ cũng là thời điểm rất tốt để tiến hành đo tỷ lệ đường trong máu. Thông thường chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ của một người bình thường sẽ rơi vào khoảng 110 – 150mg/dL (imiligam/ decilit)
Ngoài những thời điểm được kể trên nếu như bạn muốn biết chính xác mình có bị tiểu đường hay không thì có thể thực hiện xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c). Đây được biết đến là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Nếu như kết quả đo ở trên của bạn có sự bất thường thì nên đến bệnh viện và làm xét nghiệm này để chắc chắn rằng cơ thể mình khỏe mạnh.
Nếu như kết quả HbA1c thấp hơn 6,5% thì có nghĩa là đây chỉ là một chỉ số bình thường và không đáng lo ngại. Nhưng nếu cao hơn thì bạn có thể bị rối loạn đường huyết, tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường… Lúc này bác sĩ sẽ dựa vào kết quả đo mà xác định cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì?
Xem thêm: Bỏ túi cách đo đường huyết tại nhà chi tiết và đơn giản
Đo đường huyết ở đâu?
Hiện nay ngoài việc đến các cơ sở y tế để xét nghiệm tiểu đường thì bạn hoàn toàn có thể đo đường huyết ở nhà bằng những chiếc máy đo đường huyết hiện đại. Máy đo đường huyết là các thiết bị điện tử có khả năng đo và tính toán số liệu một cách chính xác, giúp người sử dụng xác định được tình trạng cơ thể của mình.
Mỗi chiếc máy đo sẽ được trang bị một que thử, tại đầu que thử có chứa mẫu thuốc thử. Mẫu thuốc này sẽ xảy ra phản ứng điện hóa với glucose và đưa ra kết quả nồng độ.
Bất kỳ ai muốn kiểm tra tỷ lệ đường trong máu đều có thể sử dụng các thiết bị này. Đây được biết đến là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay bởi nhiều ưu điểm:
- Kết quả đo chính xác và nhanh nhanh chóng
- Hỗ trợ cho việc chẩn đoán sớm các bệnh về đái tháo đường, rối loạn đường huyết…
- Hỗ trợ cho bác sĩ đánh giá và theo dõi quá trình điều trị bệnh ở ngoại trú của bệnh nhân..
- Giúp đề phòng các cơn hạ đường huyết và giúp người sử dụng có thể điều chỉnh một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý nhất.
Máy đo đường huyết sẽ cung cấp nồng độ đường trong từng thời điểm đo. Tình trạng đường huyết đo được quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho sức khỏe, cụ thể là:
Nếu như tỉ lệ đường huyết trong máu của bạn dưới 70 mg/dL thì bạn đang gặp tình trạng hạ đường huyết và cần được xử lý kịp thời bằng việc ăn uống bổ sung đường. Vì nếu để lâu bạn có thể hôn mê, tổn thương não thậm chí là tử vong.
Còn nếu như tỉ lệ đường trong máu của bạn tại từng thời điểm đo như: Đo lúc đói, sau ăn 1-2h và trước khi đi ngủ cao hơn mức bình thường đã được liệt kê ở phần trên thì rất có thể bạn gặp phải các vấn đề về rối loạn đường huyết, đái tháo đường.
Nếu có sự bất thường trong kết quả đo bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm lại. Một số xét nghiệm đường huyết tại nhà của bạn có thể cho kết quả không chính xác do thao tác của bạn chưa đúng, cho nên nếu thấy kết quả bất thường từ việc đo tại nhà thì hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà đơn giản, dễ dàng
Bảng đo đường huyết sau ăn
Sau khi ăn từ 1-2h tùy vào hàm lượng chất dinh dưỡng mà chúng ta nạp vào cơ thể mà chỉ số đường huyết trong máu có sự thay đổi nhất định. Đặc biệt với những người bình thường thì chỉ số đường huyết sau ăn 2h là rất quan trọng cho việc chẩn đoán và đưa ra các phác đồ điều trị.
Cho nên các bác sĩ thường khuyên bạn nên đo đường huyết thường xuyên tại nhà đặc biệt là thời điểm sau khi ăn 2h. Khi đo đường huyết trong thời điểm này bạn cần phải quan tâm đến các chỉ số sau.
Với những người bình thường như đã nói ở trên chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 7.8 mmol/l (milimon/lit). Tuy nhiên với những người bị bệnh tiểu đường và đang điều trị giới hạn sẽ là:
- Đường huyết đo lúc đói sẽ là dưới 7mmol/L ( tương đương với 126 mg/dL)
- Đường huyết được đo sau ăn 2 giờ dưới 10mmol/L ( tương đương với dưới 180 mg/dl) nếu như bạn đang dùng thuốc, còn nếu đang tiêm insulin thì dưới 7,8 mmol/l.
Như vậy giả sử nếu sau ăn 2h chỉ số đường huyết đo được của bạn nằm trong khoảng 10 – 16 mmol/l. Điểu này có nghĩa là tỷ lệ đường huyết của bạn đang ở mức cao, lúc này bạn cần phải uống thuốc và có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Các bác sĩ cho biết lượng đường trong máu sau ăn 2h tăng cao thì sẽ rất nguy hiểm vì sẽ làm tăng chỉ số HbA1c, điều này gây ra các biến chứng ở tim, mắt, thận, thần kinh… Nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa, suy thận và thậm chí là tử vong.
Như vậy Thongtinkythuat.com vừa trả lời cho các bạn câu hỏi “Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất”. Cũng như bảng đo đường huyết sau ăn để bạn so sánh kết quả đo được với bảng này để xác định được tình trạng cơ thể mình. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có ích cho bạn.