Top 7 cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng hiệu quả

10/01/2023 467

Sau khi sử dụng bia, rượu, máu và hơi thở của chúng ta cũng sẽ có nồng độ cồn nhất định. Việc khử nồng độ cồn giúp tài xế tỉnh táo nhanh chóng. Đồng thời giúp “ứng phó” với mức xử phạt nồng độ cồn theo quy định ban hành của Nhà nước. Vậy làm thế nào để giảm nồng độ cồn trong cơ thể sau khi uống rượu, bia? Tham khảo ngay top 7 cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng hiệu quả dưới đây nhé!

7 cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở

Uống nhiều nước lọc

Cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở đầu tiên chính là uống nước lọc. Sau khi uống bia, rượu, bạn hãy uống thật nhiều nước lọc. Điều này sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp đẩy cồn ra nhanh hơn. Việc uống nhiều nước còn giúp cơ thể tỉnh táo và lấy lại tinh thần để có thể lái xe.

Uống nhiều nước sau khi uống rượu bia

Uống nhiều nước sau khi uống rượu bia

Uống nước chanh

Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước chanh. Bên trong nước chanh có axit sẽ kích thích dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể thoát khỏi tình trạng mất tỉnh táo. Vì thế, người ta vẫn thường hay dùng nước chanh để giải rượu. Mùi chanh thơm mát còn có tác dụng khử mùi cồn trên cơ thể, dễ dàng giúp bạn tỉnh táo trở lại.

Uống thuốc giải rượu

Thuốc giải rượu được bán phổ biến tại các nhà thuốc tây y. Chúng sẽ giúp bạn tỉnh táo, đồng thời làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở hiệu quả. Bạn cũng có thể uống các loại canh giải rượu để nhanh chóng làm tan đi những ảnh hưởng của bia, rượu đối với cơ thể.

Xem thêm: Máy thổi nồng độ cồn là gì? Định nghĩa, cách sử dụng

Dùng nước súc miệng để làm giảm độ cồn

Dùng nước súc miệng để làm giảm độ cồn

Đánh răng và súc miệng

Đánh răng và súc miệng cũng là mẹo hết nồng độ cồn trong hơi thở được nhiều người ứng dụng. Sau khi vừa uống rượu bia, bạn hãy đánh răng và súc miệng ngay. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết tức thời. Chúng không thể làm hết nồng độ cồn trong hơi thở được..

Nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng

Nhiều người hay nhai kẹo cao su hoặc dùng xịt thơm miệng sau khi uống rượu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phần nào giúp giảm mùi cồn mà không làm loại bỏ được độ cồn trong hơi thở.

Nhai kẹo cao su giúp bạn lấy lại tỉnh táo và sự tập trung sau khi uống rượu bia. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu sử dụng máy đo nồng độ cồn thì vẫn sẽ bị phát hiện.

Ăn mắm tôm để làm hết nồng độ cồn trong hơi thở

Ăn mắm tôm để làm hết nồng độ cồn trong hơi thở

Ăn mắm tôm

Ăn mắm tôm là một trong những cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng. Mùi của mắm tôm sẽ át đi mùi cồn hiệu quả. Sau khi ăn mắm tôm, bạn có thể súc miệng hoặc đánh răng để đảm bảo nồng độ cồn trong hơi thở được giảm bớt. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được phương pháp này. Nếu bạn không ăn được mắm tôm thì khó mà thực hiện được cách này.

Dùng dầu gió

Những người tài xế lâu năm thường chỉ nhau cách dùng dầu gió để giảm nhanh độ cồn trong hơi thở. Bởi trong dầu gió có tinh chất bạc hà, chúng sẽ giúp át mùi bia rượu nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, cần kiểm soát liều lượng dầu gió vì nó có thể gây ảnh hưởng tới vị giác của bạn.

Đã uống rượu bia thì không lái xe

Đã uống rượu bia thì không lái xe

Lưu ý: Những cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở chỉ có thể áp dụng với người uống ít bia, rượu, vẫn còn tỉnh táo và có khả năng điều khiển phương tiện. Với những người uống quá nhiều bia, rượu thì những mẹo làm hết nồng độ cồn sẽ không hiệu quả.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, tốt nhất bạn nên gọi xe ôm, taxi hoặc người nhà đến đón về sau khi nhậu xong. Đã uống rượu bia thì không lái xe.

Xem thêm: Đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn không? Mức phạt như thế nào?

Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Nhiều người quan tâm muốn biết thời gian hết nồng độ cồn trong hơi thở. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như: lượng đồ uống có cồn nạp vào cơ thể, tần suất uống, trọng lượng của cơ thể, tình trạng sức khỏe của người dùng, chức năng hoạt động của gan,…

Thông thường, tính theo một đơn vị cồn thì cần tới 2 tiếng đồng hồ để giảm bớt nồng độ cồn. (Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn nguyên chất hoặc 30ml rượu có nồng độ cồn nằm ở mức 40% hoặc 220 ml bia có nồng độ cồn tầm 5%) Với những người có chức năng gan yếu, sức khỏe không tốt, quá trình chuyển hóa chậm thì sẽ kéo dài hơn 2 tiếng.

Máy đo độ cồn

Máy đo độ cồn

Thực tế, những người uống rượu bia sau khoảng từ 12 – 24 giờ, khi dùng máy kiểm tra nồng độ cồn vẫn có thể phát hiện được. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy tuân thủ quy định không lái xe sau khi uống rượu, bia.

Bài viết đã cung cấp top 7 cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia. Nếu sử dụng đồ uống có cồn thì không tham gia giao thông.