Việt Nam có ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên: Những điều cần biết để phòng tránh!

05/10/2022 536

Việt Nam đã có ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên. Ngày 4/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thông tin, ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên của Việt Nam đang được chăm sóc hiệu quả, an toàn và phục hồi sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân, chúng ta cần nắm vững những thông tin cần thiết về bệnh đậu mùa khỉ: con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng tránh, cũng như những việc cần phải làm khi tiếp xúc với người bệnh mắc đậu mùa khỉ. Hãy tìm hiểu trong bài viết sau!

Việt Nam có ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam là nữ, 35 tuổi, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh; khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Sau khi ghi nhận dương tính, bệnh nhận được đưa đi cách li và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện tại, sức khỏe ổn định, không sốt.

Những người thân của bệnh nhân đã được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.

Tính đến ngày 3/10, thế giới ghi nhận hơn 68.000 ca đậu mùa khỉ tại 106 nước, 25 trường hợp tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá nguy cơ lây nhiễm toàn cầu ở mức trung bình, khu vực châu Âu và châu Mỹ ở mức cao, khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) mức thấp đến trung bình, các khu vực khác nguy cơ trung bình.

Thông tin về bệnh đầu mùa khỉ

Thông tin về bệnh đầu mùa khỉ

Con đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Virut đậu mùa khỉ là loại virut DNA sợi đôi, có 2 nhánh, nhánh 1 Trung phi và nhánh 2 Tây phi, trong đó nhanh 2 thường gây bệnh nặng hơn và khả năng lây lan nhanh hơn. Những động vật cảm nhiễm với virut đậu mùa khỉ là sóc dây, sóc cây, động vật linh trưởng và một số loại khác. Tuy nhiên hiện vẫn chưa xác định được chính xác ổ chứa của virut bắt đầu từ đâu.

Hình ảnh hiển vi điện tử virus đậu mùa khỉ.

Hình ảnh hiển vi điện tử virus đậu mùa khỉ.

Vậy con đường nào để virut lây lan sang người:

  • Lây từ động vật sang người.
  • Lây từ người sang người.
  • Khi tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp.
  • Khi tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
  • Có thể lây truyền qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Cho thấy con đường lây nhiễm đậu mùa khỉ lây lan qua khá dễ dàng như tiếp xúc da kề da, ví dụ đối tượng trẻ em có thể nhiễm virus khi được người bệnh ôm ấp, cho ăn; lây bệnh thông qua khăn tắm, ga trải giường, cốc và đồ dùng chung.

Vì vậy, người sống chung với các bệnh nhân đậu mùa khỉ cần cẩn thận khi chạm vào các vật dụng trong nhà chưa được khử khuẩn, khuyến nghị giặt ga trải giường, chăn gối, khăn và quần áo bằng nước nóng.

Triệu chứng khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, một số khác triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế.

Thời gian ủ bệnh là từ 6 – 13 ngày, dao động từ 5 – 21 ngày. Triệu chứng khác nhau theo giai đoạn bệnh và tương tự như bệnh đậu mùa:

1. Sốt, đau cơ, ớn lạnh, đau đầu, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi (triệu chứng điển hình).

2. Sau đó, cơ thể phát ban nhìn giống mụn nước, xuất hiện trên mặt, bên trong miệng, một số xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, ngực bụng, bộ phân sinh dục, hậu môn (kéo dài 2 – 3 tuần). Giai đoạn đầu, các tổn thương phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy hình thành một lớp da mới. Người bệnh được coi là vẫn có khả năng lây bệnh đến khi khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy bong ra và hình thành lớp da mới.

Bệnh có thể tự khỏi trong 2 – 3 tuần. Tỷ lệ tử vong (theo WHO) 0 – 11% số ca mắc bệnh. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng là phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ ảnh hưởng thế nào đến trẻ em?

Tiến sĩ Buddy Creech, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tại Trung tâm Y tế Vanderbilt, giám đốc chương trình nghiên cứu vaccine Vanderbilt, cho biết nhóm có nguy cơ cao chuyển nặng là trẻ dưới 8 tuổi. Các em có xu hướng gặp biến chứng như viêm não và viêm phổi. Bản thân các vết loét ngoài da có thể bị nhiễm trùng và gây ra viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết. Lý do là trẻ em thường không thể chịu đựng cảm giác ngứa, đau và sẽ gãi vào các vết mụn.

“Các vết mẩn da có thể gây đau đớn đến nỗi nhiều người phải nhập viện. Các triệu chứng này ở trẻ em thực sự khiến chúng tôi lo ngại”, tiến sĩ Creech nói.

Đậu mùa khỉ không gây chết người như HIV, nhưng các triệu chứng vẫn khó chịu, có thể để lại sẹo.

Xem thêm: Triệu chứng nhiễm Adenovirus khác Covid và Cảm thế nào?

Đường lây truyền của đậu mùa khỉ

Đường lây truyền của đậu mùa khỉ

Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ

Sau đây là những cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ cần phải nắm được để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân:

  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  • Phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân cần liên hệ với cơ sở Y tế gần nhất để được xác định, kiểm tra.
  • Đặc biệt những người đến các quốc gia, vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống), khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Nguồn: Thông tin tổng hợp.