Những điều bạn cần biết về cảm biến âm tủ lạnh
25/11/2021 1641
Cảm biến âm tủ lạnh là bộ phận quan trọng bên trong tủ lạnh, tuy nhiên, không nhiều người biết cảm biến âm tủ lạnh là gì? Bộ phận này có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Mặc dù sử dụng tủ lạnh đã lâu nhưng không phải ai cũng nắm rõ được chức năng của các bộ phận, linh kiện trong tủ lạnh, trong đó có cảm biến âm. Đây là linh kiện có vai trò quan trọng trong quá trình tủ lạnh hoạt động. Cùng thongtinkythuat.com hiểu rõ hơn về bộ phận này trong bài viết này nhé!
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến âm tủ lạnh
Cảm biến âm tủ lạnh còn có tên khác là sò lạnh hoặc cảm biến nhiệt. Bộ phận này được lắp ở mạch điện của tủ lạnh gián tiếp hay tủ lạnh quạt gió, có vai trò đóng ngắt nguồn sấy dàn lạnh đồng thời khống chế nhiệt độ của bề mặt dàn lạnh. Cảm biến âm thường nằm ở phía sau ngăn đá của tủ lạnh, và được kẹp vào dàn lạnh để phát hiện lớp tuyết phủ đầy trên dàn lạnh. Có hai loại cảm biến nhiệt là:
- Loại có tiếp điểm dùng để đóng cắt máy nén, linh kiện này thường được lắp cho ngăn bảo quản đông.
- Loại dùng để điều chỉnh cửa gió và thường được lắp cho ngăn bảo quản lạnh.
Cấu tạo của cảm biến tủ lạnh
Cảm biến âm tủ lạnh được cấu tạo như sau:
Bộ phận này gồm một đầu cảm nhiệt chứa môi chất dễ bay hơi có chức năng lấy tín hiệu nhiệt độ buồng lạnh để biến thành tín hiệu áp suất. Tiếp theo là hộp xếp có nhiệm vụ chuyển tín hiệu áp suất ra độ giãn nở cơ học của hộp xếp, do giữa hộp xếp và đầu cảm nhiệt có ống dẫn. Ngoài ra, cảm biến âm còn có cơ cấu đòn bẩy để biến độ giãn nở hộp xếp ra động tác đóng ngắt tiếp điểm một cách dứt khoát. Cuối cùng là hệ thống lò xo và vít điều chỉnh nhiệt độ từ chế độ ít lạnh nhất đến lạnh nhất.
Xem thêm:
- Tủ lạnh 2 dàn lạnh độc lập có đặc điểm như thế nào?
- Max trong tủ lạnh là gì? Hướng dẫn cách sử dụng tủ lạnh an toàn tối ưu
Nguyên lý hoạt động
Cảm biến âm tủ lạnh hoạt động như sau: Đầu tiên, nhiệt độ trong buồng lạnh sẽ giảm xuống dưới mức yêu cầu, kéo theo đó là áp suất trong đầu cảm nhiệt và trong hộp xếp giảm đến mức cơ cấu lật bật xuống dưới có tác dụng ngắt tiếp điểm máy nén ngừng hoạt động. Khi nhiệt độ trong buồng lạnh dần dần nóng lên thì áp suất trong hộp xếp cũng tăng theo, dẫn đến hộp xếp dãn dần lên. Trong trường hợp nhiệt độ tăng quá mức cho phép thì hộp xếp đẩy cơ cấu lật lên phía trên rồi đóng mạch cho máy nén hoạt động trở lại.
Công dụng của cảm biến âm tủ lạnh
Nhìn chung, cảm biến âm là thiết bị bán dẫn gồm có hai lá thép mỏng được đặt sát nhau và được bọc kín lại để chống rò điện và chống nước. Tiếp theo là hai tiếp điểm bên trong này luôn là tiếp điểm hở và chỉ đóng lại khi được đặt trong môi trường nhiệt độ âm. Chính vì vậy, cảm biến tủ lạnh thường được đặt áp sát vào dàn lạnh ở ngăn đông của tủ lạnh, có nhiệm vụ nhận nhiệt lạnh một cách tối ưu. Bên cạnh đó, cảm biến âm được đặt ở vị trí cao nhất, thường ở gần cuối dàn lạnh.
Thiết bị này có vai trò bảo đảm thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh, bởi vì dù không có tuyết trên dàn lạnh thì thanh điện trở đốt nóng vẫn hoạt động, nhờ đó không để tình huống điện trở đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết.
Bên cạnh đó, nếu bộ phận này bị hư hỏng, nó sẽ ngăn cản thanh điện trở đốt nóng hoạt động khi cần thiết, hoặc là không ngăn cản thanh điện trở đốt nóng hoạt động khi tuyết phủ lên dàn lạnh. Trong trường hợp cảm biến âm bị hỏng thì bạn sẽ thấy tủ lạnh có hiện tượng bị bám đá bên trong dàn lạnh, hoặc bị nổ cầu chì do cảm biến âm không nhả tiếp điểm.
Ngoài ra, nhờ có bộ phận này nên khi nhiệt độ trong tủ vượt quá 75 độ C thì cầu chì sẽ tự động đứt để ngắt mạch điện trong tủ, đảm bảo các bộ phận khác không bị hư hỏng.
Cách kiểm tra cảm biến âm tủ lạnh tại nhà đơn giản
Để kiểm tra cảm biến âm tủ lạnh an toàn thì bạn có thể nhìn trực quan xem ống chứa môi chất có bị bóp méo không, đầu cảm biến có bị xì không và các bộ phận khác vận hành tốt không. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra theo như sau:
Bạn dùng đồng hồ để thang X1 OHM và đo vào hai đầu cảm biến âm, nếu thấy nhiệt độ môi trường cao và kim đồng hồ không đi lên thì có nghĩa là cảm biến âm bị hỏng. Trong trường hợp kim đồng hồ không lên thì bạn cần đặt đồng hồ vào nơi có nhiệt độ thấp như ngăn đông đá hoặc chườm đá xung quanh, sau đó đo lại, nếu kim đi lên thì cảm biến âm tốt, nếu không đi lên thì cảm biến âm bị hỏng và bạn cần thay mới.
Để thay thế cảm biến âm thì bạn cần lưu ý:
- Thứ nhất, khi bạn thay cảm biến âm cần dựa vào giá trị nhiệt độ là -2 độ C, -5 độ C hay -7 độ C, để từ đó lắp đúng vị trí theo hướng dẫn lắp đặt.
- Thứ hai, khi bạn lắp cảm biến âm thì bề mặt có ký hiệu nhiệt độ phải được tiếp xúc với bề mặt của dàn lạnh.
- Thứ ba, có hai loại cảm biến âm là cảm biến âm hai đầu dây và cảm biến âm 3 đầu dây, tùy vào hướng dẫn của từng loại tủ lạnh để chọn loại phù hợp.
- Thứ tư, loại cảm biến âm ba đầu dây được thiết kế thêm cầu chì nhiệt bên trong nên khi thay thế thì bạn cần lưu ý để tránh thay sai.
Qua bài viết trên, thongtinkythuat.com đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan về cảm biến âm, thành phần cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như các lợi ích và cách kiểm tra bộ phận này. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị quan trọng này.