Sạc không dây là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ này là gì?

27/01/2022 993

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì bên cạnh sạc điện thoại có dây cáp thì để tạo thêm tính thuận tiện, nhanh chóng và không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm nếu bỏ quên đâu đó cũng như bỏ ra chi phí để mua lại thì sạc không dây đã ra đời. Vậy sạc không dây là gì? Hãy cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu thêm thông tin về hình thức sạc điện thoại không dây trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về công nghệ sạc không dây điện thoại

Sạc không dây là gì?

Sạc không dây là tính năng sạc pin điện thoại thông minh. Với hình thức sạc điện thoại không dây này, người dùng chỉ cần đặt thiết bị di động cảm ứng của mình lên mặt đế sạc đã được cắm điện chứ không cần thực hiện thao tác cắm dây cáp sạc điện thoại thông thường như trước.

Sạc không dây là gì?

Sạc không dây là gì?

Cơ chế hoạt động của sạc điện thoại không dây

Sạc không dây được hoạt động dựa trên cảm ứng điện từ. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì cuộn dây sẽ tạo ra từ trường và theo đó, dòng điện tiếp tục được lưu chuyển từ mặt đến sạc đến với lưng máy để sạc pin mà không cần bất cứ tiếp xúc vật lý nào.

Cơ chế hoạt động của sạc điện thoại không dây

Cơ chế hoạt động của sạc điện thoại không dây

Có thể hiểu một cách đơn giản thì mặt đế sạc khi cần sử dụng sẽ được cắm điện sẵn. Việc cắm điện này sẽ tạo ra từ trường. Khi người dùng đặt lưng máy lên mặt đế sạc thì từ trường đã được tạo ra trước đó sẽ tác động vào lưng máy và chạm đến cuộn dây dẫn có trong máy từ đó tạo ra dòng điện mới để sạc pin.

Xem thêm:

Ưu nhược điểm của công nghệ sạc không dây là gì?

Trước khi tìm chọn và sử dụng sạc không dây, người dùng nên nên nắm rõ những ưu nhược điểm của loại hình công nghệ này để tránh được các rủi ro khác nhau. Vậy ưu nhược điểm của công nghệ sạc không dây là gì?

Ưu điểm

Tính tiện lợi

Công nghệ sạc không dây  đem đến sự thuận tiện và dễ sử dụng. Được vận hành dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ cho nên sạc không dây chỉ cần một cú chạm, sự tiếp xúc giữa lưng máy và đế sạc là đã có thể hoạt động. Chính điều này đã tạo được sự thuận tiện trong những trường hợp gấp gáp, bận rộn.

Dễ dàng tiếp cận công nghệ mới

Sạc không dây đem đến cho những người không có nhiều am hiểu về công nghệ dễ dàng tiếp cận đời sống hiện đại hơn. Việc sử dụng sạc điện thoại vật lý làm bạn cảm thấy không có bất cứ sự thông minh nào thì với sạc không dây, bạn sẽ tận hưởng được những giây phút tuyệt vời nhất mà công nghệ thông minh đem đến.

Đảm bảo an toàn

Trước khi sử dụng, mọi người thường có xu hướng không biết sạc không dây có an toàn không. Câu trả lời chắc chắn là có. Nếu sạc có dây thường gặp các trường hợp nóng sạc, không thể nhận dòng điện dẫn đến các rủi ro như cháy nổ thì công nghệ sạc không dây ra đời đã loại bỏ những khuyết điểm này.

Thiết bị này có an toàn không?

Sạc không dây có an toàn không?

Nâng cao tuổi thọ

Nâng cao tuổi thọ điện thoại là ưu điểm tiếp theo của thiết bị sạc không dây. Vì công nghệ này không đòi hỏi người dùng phải thường xuyên cắm hoặc rút cáp sạc nên việc hao mòn dữ liệu cũng được giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, công nghệ sạc không dây còn làm giảm được quá trình oxy hóa và ăn mòn thiết bị sạc nên độ bền của nó là cực kỳ cao.

Nhược điểm

Không thể vừa dùng vừa sạc

Trong quá trình sạc, người dùng sẽ không thể sử dụng điện thoại của mình khi đã đặt lên mặt đế sạc. Việc này đã làm gián đoạn tâm trạng nào đó của chủ sở hữu hoặc lúc cần dùng vì việc gấp vẫn không thể chạm đến để giải quyết.

Trong quá trình sạc thì không thể sử dụng điện thoại

Trong quá trình sạc thì không thể sử dụng điện thoại

Hiệu suất thấp

Thêm vào đó, hiệu suất sạc của thiết bị sạc không dây chỉ đạt đến 15W, một mức tương đối ít hơn nhiều so với sạc có dây (40W – 50W). Vì được vận hành bằng cảm ứng điện từ nên người dùng sẽ không thể tránh được việc tiếp xúc lâu dài với sóng điện từ gây hại cho cơ thể.

Giá thành cao

Không những thế, giá cả của công nghệ sạc không dây cũng sẽ đắt đỏ hơn nhiều so với sạc có dây vì ngoài việc phải mua mặt đế sạc thì bạn cũng phải bỏ thêm khoản chi phí nào đó để mua thiết bị bảo vệ có liên quan.

Sạc không dây dùng cho điện thoại nào?

Sạc không dây hoạt động dựa vào nguyên lý từ trường sẽ tác động đến cuộn dây dẫn có bên trong thiết bị điện thoại thông minh cho nên chúng ta có thể hiểu rằng, không phải điện thoại nào cũng có thể sử dụng công nghệ sạc điện thoại không dây này nên người dùng nếu có nhu cầu sử dụng nên kiểm tra xem bản thân đã đáp ứng điều kiện của sạc không dây hay chưa.

Hiện nay, sạc không dây có đến 3 tiểu chuẩn là Qi (Truyền tải điện năng không dây), PMA  (Sạc cảm ứng cấp nguồn) và A4WP (Hiệp hội sạc không dây) tập trung theo hai kỹ thuật phát triển là sạc cộng hưởng (chuẩn Qi) và sạc cảm ứng (chuẩn Qi). Tuy rằng được phân chia nhưng hai kỹ thuật này đều được hoạt động theo nguyên tắc cảm ứng điện từ.

Tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ sạc điện thoại không dây chỉ được dùng phổ biến ở các hãng công nghệ lớn như iPhone, Samsung. Hiện nay, một số nhà sản xuất điện tử lớn đã bắt đầu làm việc với tiêu chuẩn chung là Qi. Chúng ta có thể kể đến như là Sony, Nokia, HTC,… Bên cạnh đó, có những dòng máy sử dụng công nghệ sạc không dây như iPhone 11, Galaxy S21 Ultra, Pixel 4 XL, Sony Xperia 1 II,…

Thiết bị công nghệ này dùng cho điện thoại nào?

Sạc không dây dùng cho điện thoại nào?

Cách sử dụng sạc không dây an toàn

Để sử dụng sạc không dây an toàn, người dùng nên đáp ứng các điều kiện cần và đủ của thiết bị công nghệ này. Hãy để thongtinkythuat.com hướng dẫn bạn cách sử dụng tính năng sạc không dây an toàn và hiệu quả nhất ngay dưới đây.

Thiết bị cần có

Đầu tiên, để sử dụng sạc không dây người dùng cần đảm bảo rằng bản thân đã đáp ứng đủ các điều kiện bao gồm: Sạc không dây, máy điện thoại thông minh. Đặc biệt, điện thoại của bạn phải có khả năng tương thích với công nghệ sạc không dây thì bạn mới có thể sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng tính năng sạc không dây

  • Bước 1: Tiến hành kết nối và kiểm tra xem máy đã được kết nối với mặt đế sạc hay chưa.
  • Bước 2: Đặt đế sạc không dây ở địa hình bằng phẳng như bàn hoặc giá. Không nên để ở địa hình ghồ ghề để tránh cho việc điện thoại không thể kết nối hoặc kết nối kém với mặt đế sạc.
  • Bước 3: Đặt lưng điện thoại lên mặt đế sạc. Người dùng nên đặt lưng điện thoại vào chính giữa mặt đế sạc để giảm thiểu được thời gian phải chỉnh sửa vị trí nhiều lần.

Nhìn chung, dù là sạc không dây hay sạc có dây thì cũng có những ưu nhược điểm riêng khác nhau nên người dùng có thể dựa vào đó để lựa chọn sao cho hợp lý nhất. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, chắc chắn thiết bị sạc không dây sẽ được chú trọng phát triển và cải thiện những khuyết điểm của nó.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến khái niệm sạc không dây là gì cũng như các thông tin khác mà bất cứ người dùng nào cũng phải lưu ý. Trong tương lai, chắc chắn công nghệ sạc không dây sẽ dần được ưa chuộng hơn bao giờ hết.