So sánh 4G và 5G dựa vào các yếu tố nào? 5G khác gì 4G?

04/01/2022 617

Hiện nay, bên cạnh sóng vô tuyến Wifi thì người dùng Internet cũng có sự ưa chuộng đặc biệt với công nghệ truyền thông không dây mà tiêu biểu là 4G và 5G. Vậy 5G khác gì 4G? Bài viết dưới đây thongtinkythuat.com sẽ so sánh 4G và 5G xem hai công nghệ mạng này có gì khác nhau một cách đầy đủ và chi tiết nhất. 

So sánh 4G và 5G: Khác nhau như thế nào?

Mạng 5G khác gì 4G? Đầu tiên, ký tự G trong cụm từ 4G hay 5G đều được hiểu là thế hệ công nghệ truyền thông không dây còn chữ số phía trước là thế hệ thứ mấy đã ra đời được tính bắt đầu từ 1G. Thế hệ sau được xây dựng nên nhờ vào nền tảng của thế hệ trước.

Nếu 4G được xây dựng dựa trên dữ liệu và công nghệ của 3G trong những năm 2000. Với sự phát triển của điện thoại thông minh, 5G đã ra đời dựa trên tính chất và tốc độ của mạng 4G.

So sánh 4G và 5G: Khác nhau như thế nào?

So sánh 4G và 5G: Khác nhau như thế nào?

Vật sự khác nhau giữa 4G và 5G là gì? Việc so sánh 4G và 5G trên thực tế không có gì khó khăn. Đầu tiên, 4G là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 4 (4th Generation) còng 5G là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 5 (5th Generation).

Về tốc độ tải lên (Upload Speed) và tải xuống (Download Speed) thì lần lượt như sau: 4G là 500Mbps và 1Gbps còn 5G thì lên đến 1,25Gbps và 2Gbps. Dựa trên tốc độ lý thuyết thì 4G có tốc độ là 100Mbps – 300Mbps còn 5G thì lên đến 10Gb – 30Gb/Giây.

Nếu 4G được phát triển dựa trên công nghệ WiMax và LTE thì 5G lại trở nên vượt trội nhờ vào MIMO và mm Waves. Việc so sánh 4G và 5G đã cho thấy được 5G chính là một trong những bước nhảy vọt đầy tham vọng trong lịch sử công nghệ mạng di động điện thoại.

Bên cạnh đó, nếu 4G có tốc độ tải xuống nhanh, trở thành yếu tố góp phần cho sự mở đường xuất hiện và phát triển của truyền hình trực tuyến HD thông qua Internet (TVIP) thì mạng Internet của 5G lại có tốc độ lan truyền cực nhanh với độ trễ thấp cũng như độ tin cậy được cải thiện.

Không thể phủ nhận rằng, 5G ra đời không chỉ loại bỏ những khiếm khuyết trước đó của mạng 4G mà còn phát triển vượt trội và sở hữu nhiều tính chất nổi bật hơn cả. Nhìn chung, 5G chính là bước đi mới có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội hiện đại của con người.

Có thể bạn quan tâm:

So sánh mạng 4G và 5G: Cái nào có tốc độ nhanh hơn?

5G ra đời vào năm 2013 và tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ mạng truyền thông không dây thế hệ thứ 5 này dần trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động hàng ngày của con người. Vậy 5G khác gì 4G về tốc độ? Hãy để thongtinkythuat.com so sánh 4G và 5G xem cái nào có tốc độ nhanh hơn ngay dưới đây nhé!

Về tốc độ

Tính đến thời điểm hiện tại, nếu 4G đạt tốc độ cao nhất lên đến 100Mbps với hiệu suất thực không quá 35Mbps thì 5G lại khác.

5G sở hữu lý thuyết vận tốc hàng đầu lên đến 20 Gbps và hiệu suất thực nằm trong khoảng từ 50 Mbps đến 3Gbps. Điều này đã chứng minh được mạng 5G có tiềm năng và chắc chắn đạt tốc độ nhanh hơn gấp 100 lần so với 4G.

Tốc độ là một trong những yếu tố đầu tiên để có thể so sánh 4G và 5G có gì khác nhau

Tốc độ là một trong những yếu tố đầu tiên để có thể so sánh 4G và 5G có gì khác nhau

Hầu hết, các mạng 5G đều được xây dựng trên sóng không khí có tần số siêu cao hay còn được gọi là 5G băng tần cao. Các tần số này có thể truyền nhiều dữ liệu với tốc độ nhanh hơn hẳn so với 4G gấp nhiều lần.

Thêm vào đó, nếu người dùng chỉ có thể nhận được 10Mb/Giây đối với mạng 4G thì với 5G, bạn sẽ được cung cấp tốc độ lên đến 100MB/Giây mỗi ngày. Nhìn chung, 5G sở hữu tốc độ vận hành đáng ngưỡng mộ và nổi bật hơn so với 4G.

Về độ trễ

Độ trễ là thời gian cần thiết để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau hoặc thực hiện trao đổi với máy chủ đang gửi thông tin. Hiểu một cách đơn giản, độ trễ là khoảng thời gian kể từ khi bạn gửi tin nhắn đến bạn bè và máy điện thoại của họ hiển thị thông báo tin nhắn của bạn.

4G và 5G khác nhau về độ trễ

4G và 5G khác nhau về độ trễ

Nếu 4G có độ trễ khoảng 50 mili giây thì mạng 5G lại giảm đến mức ấn tượng là 1 mili giây. Vì sao lại so sánh 4G và 5G về độ trễ? Vì độ trễ rất quan trọng để đánh giá một thiết bị thông minh ngày nay. 5G được sử dụng để công nghệ AI kết nối và vận hành trong khoảng thời gian thực.

Bên cạnh đó, với độ trễ như trên, 4G chỉ có thể kết nối với những điện thoại thông minh thì 5G lại trở thành một yếu tố không thể thiếu cho nền tảng công nghệ như ô tô tự lái (Smartcar), nhà thông minh (Smarthome) hay các trợ lý ảo.

Về băng thông

Nếu 4G sử dụng dải tần hẹp chỉ từ 600 MHz đến 2,5 MHz thì 5G lại chưa chia thành ba băng tần khác nhau. Ở mỗi băng tần đều có dải tần số và tốc độ vận hành riêng. Các thiết bị thông minh khi sử dụng 5G đều có thể dùng riêng cho cá nhân, doanh nghiệp, thậm chí là cả chuỗi sản xuất.

Nên dùng 5G hay 4G?

Nên dùng 5G hay 4G? Đây chắc chắn là một câu hỏi khó và không thể trả lời chính xác hoàn toàn vì còn tùy vào nhu cầu của mỗi đối tượng sử dụng. Nếu bạn chỉ dùng cho các mục đích trên máy điện thoại di động như nghe nhạc, xem phim, chơi game, đọc tin tức thì không chỉ là 5G mà 4G cũng có đủ khả năng để đáp ứng điều đó cho bạn.

Nên dùng 4G hay 5G?

Nên dùng 4G hay 5G?

5G là công nghệ không dây mở đường cho những tiến bộ mới trong lĩnh vực được kết nối mạng như Robot, công nghệ thực tế ảo, ô tô tự lái (Smartcar),… vì thế, nếu bạn đang sử dụng những công nghệ thông minh kết hợp với trí tuệ nhân tạo thì chắc chắn bạn nên dùng 5G thay vì 4G.

Không những thế, 5G còn được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông và nông nghiệp. Đối với một nước đang trong quá trình hiện đại hóa thì việc đưa vào sử dụng 5G là rất hợp lý. Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhiều nhà mạng cung cấp 5G, điển hình trong đó có Viettel, FPT và VNPT.

5G được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

5G được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Nhìn chung, nếu nhu cầu sử dụng càng cao thì bạn nên sử dụng 5G. Còn trong quy mô nhỏ chỉ cho điện thoại di động, laptop hoặc máy chơi game cũng có thể dùng 4G. Tuy nhiên, trước khi dùng, người sử dụng nên để ý đến chi phí gói cước để chi tiêu sao cho hợp lý.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất để có thể so sánh 4G và 5G. Ở tương lai, với sự hứa hẹn đầy tiềm năng, chắc chắn 5G sẽ dần thế chỗ cho 4G và trở thành một trong những giải pháp quan trọng nhất trong đời sống xã hội.