Công nghệ điện toán đám mây và những bước tiến đột phá mới mẻ
13/11/2021 641
Chúng ta đang dần bước vào một kỷ nguyên mới, nơi mà con người sẽ sống chung và gắn bó lâu dài với những công nghệ có sự tự động hoá thông minh hiện đại. Bạn đã từng nghe qua công nghệ điện toán đám mây? Đây được xem như là bộ não thứ hai của những thiết bị điện tử kết nối mạng Internet. Trong bài viết này, hãy cùng Thông tin kỹ thuật tìm hiểu xem công nghệ điện toán đám mây có gì nổi bật nhé!
Công nghệ điện toán đám mây là gì?
Công nghệ điện toán đám mây hay được biết đến với cái tên Cloud Computing, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển vượt bậc dựa trên nguồn mạng Internet. Có thể được cấu hình dưới dạng như cơ sở dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, mạng và phần mềm.
Điện toán đám mây là nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm dịch vụ sẽ nằm trên các máy chủ vật lý hoặc máy chủ ảo có kết nối Internet, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi đối tượng người dùng. Đây chính là một sự lựa chọn phổ biến nhất hiện nay vì vô số ưu điểm và tính năng đột phá.
Thuật ngữ ẩn dụ “đám mây” dùng để chỉ Internet được sử dụng dựa vào cách mà con người bố trí nó trên sơ đồ mạng máy tính, từ đó để chúng ta dễ dàng liên tưởng về sự phức tạp của cơ sở hạ tầng của nó. Ở mô hình công nghệ điện toán này, mọi thứ liên quan đến thông tin đều được cung cấp cho khách hàng dưới dạng dịch vụ mà không cần yêu cầu người dùng phải có kiến thức hay kinh nghiệm.
Công nghệ điện toán đám mây là định nghĩa tổng thể mà trong đó các khái niệm như Phần mềm dịch vụ, Web 2.0, Cơ sở dữ liệu và các xu hướng nổi bật khác nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Thuật ngữ điện toán bắt nguồn từ những năm 1980 khi có điện toán lưới, tiếp đó còn xuất hiện thêm điện toán theo nhu cầu và phần mềm dịch vụ.
Thông tin hữu ích dành cho bạn:
- Công nghệ 4.0 là gì? Có những cơ hội và thách thức nào?
- Công nghiệp 4.0 gồm những ngành nào và điều mà bạn cần biết
Phân loại công nghệ điện toán đám mây
Công nghệ điện toán đám mây đang dần trở thành xu hướng, mảnh đất màu mỡ để các cá nhân, công ty, tổ chức kinh doanh tận dụng tiềm năng để phát triển kinh tế. Vì nó được nhiều người áp dụng cho nên có đến ba mô hình công nghệ điện toán mây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Đám mây công cộng (Public Cloud)
Đám mây công cộng là dịch vụ được cung cấp bởi bên thứ ba (Người bán) như Email, Chat, Blog, VoIP hay Facebook. Dữ liệu khách hàng lưu trữ trong “đám mây” do chính nhà cung cấp quyền quản trị, người dùng chia sẻ tài nguyên mà không cần biết nó đang ở đâu.
Nó được sáng tạo và phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu sử dụng công cộng. Người dùng sẽ thực hiện thao tác đăng ký với nhà cung cấp và trả phí sử dụng được quy định theo chính giá giá thành của tổ chức đó. Public Cloud chính là mô hình cơ bản, phổ biến nhất hiện nay của công nghệ điện toán đám mây.
Với những ưu điểm nổi bật, không kén chọn bất kì đối tượng khách hàng, thời gian vô giới hạn, tiết kiệm nhiều hệ thống máy chủ, giảm thiểu điện năng và sức lao động của con người. Đám mây công cộng được vô số người ưa chuộng và sử dụng, trong đó phải kể đến Google với các dịch vụ miễn phí như Google Docs, Google Sheet, Google Drive hay Google Meet.
Đám mây riêng (Private Cloud)
Đây là mô hình điện tử đám mây dành riêng cho doanh nghiệp trực tiếp điều hành và quản lý, không cần biết nó hoạt động như thế nào trong “đám mây” của nhà cung cấp dịch vụ. Khi sử dụng Private Cloud, các công ty, tổ chức không cần phải tốn tiền để mua thêm máy chủ hay phần mềm mà chỉ cần trả phí dịch vụ cho công nghệ đám mây riêng mà thôi.
Điện toán đám mây riêng có hai loại là điện toán đám mây vô hình và hữu hình. Mỗi phần có những ưu nhược điểm riêng tuy nhiên việc cho ra đời đám mây riêng hữu hình đã trở thành công cụ để giải quyết những vấn đề bất cập có ở đám mây vô hình. Đây chính là một quy luật bù trừ hết sức hoàn hảo.
Đám mây chung hợp (Hybrid Cloud)
Đây chính là sự kết hợp giữa Đám mây riêng và Đám mây công cộng, đáp ứng những yêu cầu lớn và cơ sở dữ liệu khổng lồ cùng khả năng quản lý thống nhất ở cao điểm. Sau khi đã hoàn tất quá trình làm việc, Hybrid Cloud sẽ trả lại sức chứa của Public Cloud mà không cần sử dụng đến nữa.
Doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ này có thể trao đổi trước khi thực hiện trao đổi mua bán. Người dùng có thể sử dụng được vô số nguồn tài nguyên có từ đám mây chung hợp mà không bị giới hạn thời gian. Bạn có thể sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc kết hợp này cũng gây nhiều các vấn đề bất cập như khó khăn trong việc triển khai và quản lý dự án cũng như chi phí bỏ ra hết sức tốn kém.
Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây
Công nghệ điện toán đám mây được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các phần mềm có trên các thiết bị thông minh như máy điện thoại, máy tính bảng hay máy tính. Có thể kể đến một số ứng dụng như Icloud Apple,..
Điện toán đám mây cung cấp vô số tài nguyên giúp bạn có thể mở rộng thông ra các mô hình đăng ký đa dạng khác nhau. Người dùng chỉ cần chỉ trả các dữ liệu máy tính mà bản thân đang sử dụng, điều này giúp cho khách hàng có thể quản lý các vấn đề cấp bách của nhu cầu và không cần đầu tư vĩnh viễn vào phần cứng.
Với những tính năng vượt trội, điện toán đám mây cho phép người dùng có thể lưu trữ thông tin không giới hạn. Đồng thời nó cũng được ứng dụng để cung cấp giải pháp về việc thực hiện tự động như trả lời tin nhắn hay đề xuất sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.
Không những thế, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng có thể truy cập và các ứng dụng giao tiếp thông qua Internet như Skype, Telegram hay WhatsApp. Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ đám mây vào môi trường làm việc cũng tạo cho khách hàng nhiều tiện ích bất ngờ.
Google tài liệu (Google Docs) chính là một trong những ứng dụng thành công nhất của điện toán đám mây tính đến thời điểm hiện tại bởi Google luôn là kẻ tiên phong hàng đầu cho những dịch vụ này. Với Google tài liệu, người dùng có thể tạo văn bản, bảng tính, biểu mẫu hay trình bày cùng một lúc trên nhiều máy tính khác nhau ngay trên tiện ích và được đồng bộ nhanh chóng.
Lợi ích công nghệ điện toán đám mây là gì?
Công nghệ điện toán đám mây đang trở thành yếu tố chủ chốt, chiếc chìa khoá giải đáp những nhu cầu và thực hiện hoá tham vọng của tổ chức doanh nghiệp, những gã khổng lồ công nghệ thế giới. Đây là nền tảng hỗ trợ cho dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI)
Với đặc điểm chia sẻ tài nguyên rộng lớn mang lại nhiều lợi ích như tập trung tốt hơn vào cơ sở hạ tầng tạo một vị trí nhất định giúp người dùng không còn mất quá nhiều thời gian để đầu tư cho trang thiết bị. Công suất xử lý nhanh chóng nhưng vẫn đem lại hiệu quả to lớn.
Chi phí đầu tư và phát triển lúc đầu về máy móc và nguồn nhân lực cho khách hàng sử dụng điện toán đám mây cũng được giảm xuống tối thiểu một cách thấp nhất. Không cần phải phụ thuộc vào vị trí địa lý, nơi nào có Internet thì nơi đó bạn có thể truy cập và hưởng lợi từ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây.
Khả năng khai thác thông tin và hiệu suất làm việc được cải thiện rõ rệt, lớn hơn 20% so với hệ thống của máy tính thông thường. Công nghệ điện toán đám mây có độ bảo mật thông tin cao nhờ khả năng tập trung dữ liệu nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm trong mỗi lần truy cập.
Công nghệ điện toán đám mây giờ đã không còn xa lạ và dần trở thành một công cụ để giải quyết những nhu cầu tất yếu của con người. Trong tương lai, sự phát triển với nhiều tính năng đột phá chắc chắn sẽ có ở công nghiệp này, chúng ta không cần hiểu quá nhiều về cách thức hoạt động của nó nhưng vẫn được hưởng những lợi ích tối đa mà điện toán đám mây mang lại.