Công nghệ 4.0 là gì? Có những cơ hội và thách thức nào?
13/11/2021 538
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới, hiện đại hóa – công nghiệp hóa đang không ngừng ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó công nghệ 4.0 được xem là sự tác động lớn nhất đến con người. Vậy công nghệ 4.0 là gì? Hãy cùng Thông tin kỹ thuật tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây!
Công nghệ 4.0 là gì?
Bắt đầu từ năm 1784, thế giới đã trải qua bốn cuộc cách mạng lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội. Và cụm từ “công nghệ 4.0” cũng có nguồn gốc xuất phát từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là “công nghiệp 4.0”.
Công nghệ 4.0 có sự tiếp nối và thừa hưởng ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lấy công nghệ kỹ thuật số làm trọng tâm cho sự phát triển vượt bậc với những cấp độ mới mẻ, có khả năng tương tác với nhau thông qua IoT (Internet of Things).
Với những đặc điểm vượt trội, công nghệ 4.0 có thể giúp con người tối ưu hóa việc tiếp cận các hoạt động sản xuất, cho phép họ tận dụng được toàn bộ dữ liệu để tăng năng suất, cải thiện quy trình, thay thế nhân công thủ công và tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí.
Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, công nghệ 4.0 còn có tác động đến các lĩnh vực, ngành nghề khác như y tế, nông nghiệp, giáo dục,.. và cho ra đời nhiều phát minh to lớn trong sự phát triển của thời đại kỹ thuật số mà con người đang sống hiện nay.
Có thể bạn quan tâm:
Đặc điểm nổi bật của công nghệ 4.0
Công nghệ 4.0 là tương lai cho lĩnh vực sản xuất toàn cầu, nó không chỉ mở ra một kỷ nguyên tự động hóa mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế thế giới.
Thứ nhất, công nghệ 4.0 tạo điều kiện cho sự ra đời của các nhà máy/nhà ở thông minh, hệ thống IoT (Internet vạn vật) xây dựng nên một thế giới vật lý ảo đồng thời cho phép các thiết bị như máy tính, điện thoại, tivi,.. có thể nạp và tương tác dữ liệu với nhau.
Nền tảng công nghệ cảm biến mới, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu (Big data and Analytics), điện toán đám mây (Cloud computing) đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của việc áp dụng máy móc tự động hóa vào các lĩnh vực phổ biến toàn cầu như giáo dục, giao thông vận tải, y tế và nông nghiệp.
Thứ hai, khi con người biết cách sử dụng công nghệ 3D thì ngành công nghiệp dần trở nên hoàn chỉnh nhờ các dây chuyền sản xuất đồng bộ. Nó bỏ qua các khâu trung gian gây mất thời gian và chi phí như thuê nhân công, nhằm nâng cao hiệu suất lao động, tối thiểu được những trường hợp rủi ro.
Công nghệ 4.0 nâng cao chuyển đổi kỹ thuật số thông qua các hệ thống tích hợp nhằm đưa vào vận dụng trong các hệ thống máy tính như IPC. Điều này đem đến nhiều lợi ích nhất định cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai của thế giới
Thứ ba, trí tuệ nhân tạo (AI) đã đem đến một tiềm năng mới, đó là sử dụng máy móc thông minh như trí tuệ con người. Với những ưu điểm như kiểm soát từ xa, không giới hạn về thời gian lẫn không gian, tương tác nhanh nhạy và chính xác hơn bao giờ hết.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, dữ liệu AI thu thập có thể giảm thiểu được việc sử dụng các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất lao động, giám sát chặt chẽ các quy trình sản xuất và tối thiểu lượng điện trong các nhà máy kim loại.
Với các đặc điểm nổi bật như trên, công nghệ 4.0 mở ra một kỷ nguyên mới với sự chuyển đổi không ngừng giữa kết nối, thông minh và tự động hóa linh hoạt. Chúng ta có thể áp dụng sự tiến bộ này vào hầu hết các bộ mặt của xã hội cũng như cải thiện được chất lượng đời sống.
Cơ chế vận hành của công nghệ 4.0
Công nghệ 4.0 là gì và cơ chế vận hành của nó là gì? Theo chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Martin Schwab, công nghệ 4.0 có cơ chế vận hành dựa trên ba lĩnh vực chính là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và hệ thống mạng Vật lý.
Trong lĩnh vực Vật lý, công nghệ 4.0 có các thành tựu vô cùng nổi bật như công nghệ nano (Nanotechnology), công nghệ ánh sáng và quang tử (Photonics and Light Technologies), công nghệ mô phỏng (Simulation), công nghệ chế tạo pin nhiên liệu (Fuel cells) và năng lượng hydrogen (Hydrogen energy).
Ở lĩnh vực Kỹ thuật số, công nghệ 4.0 tập trung vào việc phát minh và cải tiến những yếu tố cốt lõi chính là AI, Big Data, IoT, CM. Một trong những minh chứng rõ rệt cho điều này là sự ra đời của robot Sophia, phiên bản mới nhất và vượt trội nhất.
Bên cạnh đó, lĩnh vực công nghệ sinh học cũng không hề kém cạnh, mở rộng phạm vi và nghiên cứu các hệ thống sống ở một tầng cao mới. Nhờ công nghệ 4.0, các quy trình công nghệ sinh học dần được sản xuất theo quy mô lớn, ví dụ như vận dụng vào việc chế tạo vacxin COVID 19.
Có thể thấy, cơ chế vận hành của công nghệ 4.0 ở hiện tại cũng như tương lai sẽ tiếp tục bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Nó không chỉ mở ra những tầm nhìn mới mà còn đem đến những cơ hội cũng như thách thức cho con người. Vậy cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 không chỉ đem đến cho con người những lợi ích nổi bật mà bên cạnh đó cũng có những vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Sau đây là những cơ hội mà bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân sẽ nhìn thấy ở cuộc cách mạng này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có những bước tiến mới trong mọi lĩnh vực từ đó, trở thành nguồn động lực to lớn để các tổ chức, công ty và doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tiềm năng của nó để đổi mới tư duy trong sản xuất giúp tối đa hoá các hoạt động sản xuất cũng như tiết kiệm chi phí và sức lao động cho con người.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn tự động hoá tối ưu các dây chuyền sản xuất, nâng cao khả năng giám sát giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả hơn từ đó, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tuyệt vời.
Chi phí trong đời sống và xã hội sẽ giảm xuống đáng kể, tất cả sẽ tạo cơ hội để con người mở rộng thị trường đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn giúp chúng ta duy trì tính bền vững và lâu dài của nền thương mại.
Dù đem đến những mặt lợi ích to lớn cho con người, tuy nhiên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này lại có những thách thức nhất định. Thế giới phải tích hợp được sự cân bằng giữa công nghệ – phi công nghệ, thực – ảo và con người – máy móc.
Sự phát triển của công nghiệp 4.0 đã trở thành những thách thức lớn đối với dữ liệu. Với lượng dữ liệu lớn sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn và có thể bị đánh cắp hoặc rò rỉ thông tin, chính vì điều này nên bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện các biện pháp bảo mật dữ liệu hết sức chặt chẽ.
Khi sức lao động được giảm thiểu thì công nghiệp 4.0 khiến chúng ta đặt ra các vấn đề lớn về giải quyết việc làm, đạo đức xã hội vì giảm tương tác giữa người với người và những thực trạng rủi ro công nghệ khác.
Như vậy, ở bài viết trên là những thông tin xoay quanh khái niệm công nghệ 4.0 là gì. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp chúng ta có cái nhìn khác hơn về đời sống xã hội. Những tính chất của nó trở thành chìa khóa mở cửa những tiềm năng của bộ não và sự sáng tạo của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì nên biết tận dụng có mục đích và giới hạn để tránh được các rủi ro trong tương lai.