Khám phá các nền văn minh ở Việt Nam tương ứng 3 vùng miền

15/02/2022 1076

Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam ta đều có lịch sử hình thành những nền văn minh lâu đời riêng. Đây là điểm đặc biệt của nước ta, bởi không phải quốc gia nào cũng có những nền văn minh đa dạng như vậy. Cùng thongtinkythuat.com khám phá các nền văn minh ở Việt Nam tương ứng với 3 vùng miền hiện nay nhé.

Nền văn minh Đông Sơn

Khoảng 4.000 năm trước các nền văn minh ở phía Bắc Việt Nam được hình thành. Trước tiên là nền văn hóa Phùng Nguyên đã biết chế tác công cụ bằng đá có độ tinh xảo cao, họ đã biết dựng nhà, làm gốm, làm đồ trang sức, làm lưới đánh cá….

Khoảng 3.500 năm trước thì văn hóa Đồng Hậu được hình thành. Khi đó đã bắt đầu xuất hiện nông nghiệp và bước vào thời kỳ đồ đồng. Nối tiếp văn hóa Đồng Hậu là văn hóa Gò Mun khoảng 3.000 năm trước. Tại thời kỳ này nông nghiệp lúa nước và kỹ thuật đồ đồng đã đạt đến trình độ cao hơn, dẫn tới năng suất lao động cũng tăng cao.

Sự phát triển của văn hóa Gò Mun là tiền đề để hình thành nên nền văn minh Đông Sơn, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 8 TCN. Đây là cột mốc để đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thời kỳ đồ Đồng tại Việt Nam và bắt đầu chuyển sang giai đoạn đồ sắt. Khi đó miền Bắc Việt Nam đã có một nền kinh tế đa dạng và phát triển với ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công và hàng hải, Nhà nước đầu tiên cũng được ra đời.

Vào khoảng thế kỷ 7 TCN, trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam hình thành 2 tộc người là Âu Việt và Lạc Việt. Người Lạc Việt lại chia ra thành 15 bộ lạc, trong 15 bộ lạc đó nổi bật nhất là bộ lạc Văn Lang. Thủ lĩnh của bộ lạc này được những bộ lạc khác phong là vua Hùng và lấy tên nước là Văn Lang.

Cư dân Văn Lang rất giỏi đánh bắt và trồng lúa, đúc đồng. Họ chủ yếu trồng lúa nếp là làm bánh, đồ xôi. Trống đồng Đông Sơn là một di sản nổi bật minh chứng cho sự phát triển đỉnh cao của nền văn minh Đông Sơn. Thông qua những họa tiết được khắc trên trống thì chúng ta có thể hiểu được phần nào đó về con người và văn hóa thời xưa.

Nền văn minh Đông Sơn

Nền văn minh Đông Sơn

Trống đồng không chỉ được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam mà nó còn được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á và Hoa Nam. Chứng tỏ đã có sự giao thương về văn hóa thời cổ đại. Nền văn minh Đông Sơn đã sản xuất ra vũ khí bằng đồng có khả năng xuyên giáp. Bên cạnh đó còn có vũ khí bằng sắt là một trong những công nghệ tối tân nhất khi đó.

Người Việt cũng thành lập vương quốc riêng khoảng gần công nguyên. Theo như sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì nó có tên là nước Thục. Nhưng theo truyền thuyết của dân Tày, Nùng thì đất nước của người Âu Việt lại có tên là Nam Cương hoặc Nam Chưởng.

Hai cộng đồng Âu Việt và Lạc Việt lúc bấy giờ chung sống với nhau rất hòa bình. Tuy nhiên, vào khoảng năm 257 TCN nhân lúc vua Hùng không phòng bị, Thục Phán là vua của Âu Việt đã đánh chiến Phong Châu là lãnh thổ của Văn Lang để sáp nhập vào Âu Việt.

Sau đó Thục Phán đã thay thế vua hùng và hòa hợp 2 cộng đồng lại, lấy tên nước là Âu Lạc. Và ông cũng tự xưng là An Dương Vương. Thời kỳ Âu Lạc cũng chính là thời kỳ mà nền văn minh Đông Sơn đạt đỉnh cao, nhất là lĩnh vực quân sự.

Xem thêm:

Nền văn minh Sa Huỳnh

Khoảng 4.000 năm trước tại dải đất miền Trung Việt Nam, cư dân Mã Lai – Nam Đảo đã sinh sống tràn ngập. Khi đó họ đã biết làm nông nghiệp và bắt đầu bước vào thời đại kim khí, đây là thời kỳ tiền Sa Huỳnh. Khác với khu vực phía Bắc thì cư dân tiền sa huỳnh luyện đồng với quy mô nhỏ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên đến giai đoạn khoảng 3.000 năm trước cho đến đầu công nguyên thì họ đã có bước nhảy vọt trong kỹ thuật luyện kim và bước vào kỷ nguyên đồ sắt, sớm hơn cả nền văn minh Đông Sơn. Những loại vũ khí, dụng cụ bằng sắt được đánh giá có tỷ lệ cao hơn đồ bằng đồng.

Nền văn minh Sa Huỳnh

Nền văn minh Sa Huỳnh

Ngoài sinh sống bằng nông nghiệp thì người dân Sa Huỳnh còn sinh sống dựa vào ngư nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại. Lương thực chính của họ là lúa tẻ chứ không phải lúa nếp như Đông Sơn. Các sản phẩm thủ công nghiệp ngoài đồ gốm còn có chế tạo đá quý thành trang sức, luyện thủy tinh. Những món đồ trang sức của người Sa Huỳnh đã trở thành món hàng hóa đắt đỏ và được nhiều người ưa chuộng.

Cư dân Sa Huỳnh cổ đại là tổ tiên của người Chăm và là tiền đề cho nền văn minh Champa sau này. Vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng Sa Huỳnh thành lập đất nước hay chỉ là những bộ lạc nhỏ. Đến đầu Công nguyên thì nền văn minh Sa Huỳnh đã có sự phát triển ngang với nền văn minh Đông Sơn với mức sản xuất không hề thua kém.

Nền văn minh Ốc Eo

Tầng văn hóa Đồng Nai mà tầng văn hóa đầu tiên được tìm thấy ở vùng Nam Bộ và xuất hiện cách đây khoảng 4.000 – 3.000 năm trước. Chủ thể của nền văn hóa Đồng Nai là cư dân Mã Lai – Đa Đảo. Tận dụng vùng đất Nam Bộ màu mỡ, cư dân Đồng Nai sống chủ yếu dựa vào làm nương, săn bắt và hái lượm.

Do kham hiếm mỏ nên cư dân Đồng Nai cũng sớm biết phát triển kỹ thuật luyện sắt và tiến vào kỷ nguyên đồ sắt mạnh mẽ. Những sản phẩm đặc trưng của nền văn hóa này là đồ thủy tinh, trang sức. Với nghề thủ công phát triển đã giúp thúc đẩy cho hàng hải và thương mại phát triển.

Cuối giai đoạn văn hóa Đồng Nai thì đã hình thành nên những thành thị ở ven biển. Khoảng 2.000 năm trước cư dân Đồng Nai đã du nhập thêm nhiều yếu tố ngoại cư, vừa ưa chuộng trống đồng Văn Lang, vừa học cách rèn vũ khí chiến đấu của Trung Hoa. Đặc biệt, với sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đã chuyển văn minh Đồng Nai sang một tầm cao mới là nền văn minh Ốc Eo.

Nền văn minh Ốc Eo

Nền văn minh Ốc Eo

Nền văn minh Ốc Eo chính là sự kế thừa của nền văn minh Đồng Nai, đồng thời kết hợp với sự du nhập của nền văn minh Ấn Độ. Đầu Công nguyên, cư dân Ốc Eo đã thành lập lên vương quốc Phù Nam tại trung tâm tại vùng Hà Tiên, Kiên Giang ngày nay.

Phù Nam là một đất nước chuyên về hàng hải và thương mại. Cư dân tại đất nước này đã khai phá và làm chủ toàn bộ đất đai ở khu vực Nam Bộ. Nhờ có tiềm lực kinh tế vững mạnh mà họ đã cai trị được khắp ở vùng Nam Bộ và lấn dần sang khu vực phía Tây, kiểm soát được vùng đất đai mà ngày nay là Campuchia.

Trên đây là một số khái quát sơ lược về các nền văn minh ở Việt Nam. Có thể thấy rằng 3 nền văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh, Ốc Eo đều là những nền văn minh rất đáng được bảo tồn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn về những nền văn minh này.