Khảo cổ học là gì? So sánh nhà khảo cổ học và nhà cổ sinh vật học

16/02/2022 2225

Khảo cổ học có lẽ là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với mọi người. Thế nhưng để hiểu được chính xác nghĩa của nó thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây Thongtinkythuat.com sẽ chia sẻ đến bạn khảo cổ học là gì? Sự khác biệt giữa nhà khảo cổ học và nhà cổ sinh vật học.

Khảo cổ học là gì?

Khảo cổ học là một ngành khoa học nghiên cứu về nền văn hóa cổ xưa của con người thông qua việc phục chế, tìm kiếm và phân tích các mẫu vật. Bằng cách khảo sát thực tế và tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến ngành văn hóa học như: kiến trúc tự nhiên, phong cảnh di chỉ, hài cốt được cho là dấu hiệu của con người ở trong quá khứ.

Khảo cổ học có mục đích chính đó là giải đáp những thắc mắc của chúng ta về nguồn gốc và lịch sử, sự hình thành và phát triển của con người, nền văn minh được ra đời như thế nào, có bề dày ra lịch sử ra sao? Đây chính là những nền tảng vô cùng quan trọng để cho thế hệ sau thúc đẩy được quá trình phát triển văn hóa xã hội và kinh tế.

Khảo cổ học là gì?

Khảo cổ học là gì?

Những khái niệm đầu tiên về khảo cổ học được ra đời dựa trên cách hiểu của những tín đồ của học giả Hy Lạp khi nghiên cứu về các vấn đề đã xảy ra ở trong quá khứ. Họ cũng là những người đặt ra nền móng cho nền khảo cổ học hiện đại với nhiều công trình nghiên cứu và phát minh quan trọng. Ví dụ như: lý giải được sự ra đời của nền văn minh Hy Lạp – La Mã, di chỉ có người vượn cổ, nền văn minh lúa nước khu vực sông Nin…. Tất cả đã được phục dựng lại bởi Flavio Biondo – nhà văn học người Ý cùng cộng sự và hậu thế của ông.

Xem thêm:

Quy trình khảo cố học diễn ra như thế nào?

Sau khi tìm hiểu khảo cổ học là gì chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc không biết quy trình này sẽ diễn ra như thế nào. Quy trình khảo cổ được thực hiện từ xa đến gần và tổng hợp của nhiều phương thức khác nhau, sử dụng công cụ từ thô sơ đến hiện đại. Thông thường quy trình khảo cổ này sẽ diễn ra qua 5 bước sau đây:

Bước 1: Quan sát từ xa

Đa phần những dấu tích của thời nguyên thủy, những di chỉ khảo cổ đều bị vùi lấp ở dưới lớp trầm tích. Do đó đầu tiên các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện quan sát từ xa những di tích này bằng cách chụp ảnh vệ tinh. Sau khi nhận thấy có dấu hiệu của di chỉ thì các nhà khảo cổ học sẽ đến khảo sát thêm một lần nữa và ước lượng không gian, khoanh vùng di tích.

Bước 2: Thăm dò thực địa

Thăm dò thực địa là quá trình xác định những di vật ở trên những di chỉ. Ở bước này các nhà khảo cổ sẽ thực hiện thăm dò bề mặt bằng cách cố gắng dùng mắt thường để quan sát các mảnh ghép và những thành tố có liên quan đến di vật trước khi thực hiện khoanh vùng và xác định được loại di vật là những nấm mồ hay nhà ở.

Ngoài phương pháp này thì các nhà khảo cổ còn sử dụng phương pháp thăm dò vật lý: đó là việc sử dụng sóng radar, điện, từ trường để xác định được sự khác nhau giữa 2 nền đất không có di vật và có di vật. Đối với những vùng khảo sát khó như đầm lầy hay mặt nước thì người ta thường sử dụng hải dương kế và Sonar quyết đáy để khảo sát.

Bước 3: Khai quật

Những vùng đất sau khi trải qua 2 bước trên mà không có dấu hiệu của di chỉ thì gọi là di chỉ rỗng. Những vùng đất được xác định là có di chỉ thì sau đó các nhà khảo cổ sẽ tiến hành khai quật. Đây là bước tốn kém nhất vì phải sử dụng nhiều loại máy móc để có thể san bằng và mở rộng được diện tích bề mặt.

Quá trình này phải được thực hiện hết sức cẩn thận vì nó có thể là nguy cơ gây tàn phá di tích. Sau khi sử dụng máy móc đào xới và tìm thấy có dấu hiệu của di tích thì các nhà khảo cổ sẽ sử dụng những công cụ thô sơ để khai quật, đảm bảo di vật được toàn vẹn. Những vùng đất và di vật sau khi được khai quật sẽ được chụp ảnh, đo đạc và ghi chép để làm tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu lâu dài.

Quy trình khảo cổ học

Quy trình khảo cổ học

Bước 4: Sau khai quật

Đây là quá trình tốn khá nhiều thời gian, bởi sau khai quật không chỉ đơn giản là việc làm sạch những di vật mà các nhà khảo cổ còn phải truy tìm và nghiên cứu nguồn gốc của di vật, giải thích được sự ra đời của nó.

Ví dụ: Sau khi tìm thấy những bức tượng bằng đất nung ở khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng thì những câu chuyện lịch sử về vị vua này cũng được tìm hiểu lại để làm căn cứ giải thích cho sự ra đời của một số câu chuyện có thật hay biên soạn lại.

Bước 5: Mô phỏng di tích

Cuối cùng còn một khâu rất quan trọng đó là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật cao để mô phỏng và phục dựng lại di tích dưới dạng đồ họa 3D sống động.

Sự khác biệt giữa nhà khảo cổ học và nhà cổ sinh vật học

Khảo cổ học và cổ sinh vật học đều là những ngành khoa học lịch sử nghiên cứu về quá khứ. Bởi vậy mà nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 cụm từ này. Thực chất 2 cụm từ này là khác nhau, sau đây là một vài điểm khác nhau cơ bản giữa hà khảo cổ học và Nhà cổ sinh vật học.

Nhà cổ sinh vật học chủ yếu nghiên cứu bối cảnh địa chất ở trong quá khứ, nó đặc biệt chú ý đến hóa thạch của thực vật và động vật đã từng phát triển ở trên hành tinh. Nếu như bạn học cổ sinh vật học thì bạn sẽ được nghiên cứu về trầm tích, hóa học, địa chất, sinh học và hóa thạch.

Nhà cổ sinh vật học nghiên cứu về động vật và thực vật

Nhà cổ sinh vật học nghiên cứu về động vật và thực vật

Nhà khảo cổ học thì tập trung hơn vào việc nghiên cứu về những nền văn hóa và hài cốt của con người ở trong quá khứ, về lối sống tiền sử. Các nhà khảo cổ học sẽ không nghiên cứu những gì có liên quan đến hóa thạch. Tuy nhiên, đôi khi các nhà khảo cổ học có thể vẫn nghiên cứu những hóa thạch động vật đã bị lợi dụng bởi xã hội loài người thời tiền sử.

Nhà khảo cổ học nghiên cứu về con người và văn hóa

Nhà khảo cổ học nghiên cứu về con người và văn hóa

Tóm lại Nhà khảo cổ học và Nhà cổ sinh vật học đều mang đến những đóng góp lớn trong việc mở rộng các cơ sở dữ liệu lịch sử và chúng có những điểm khác nhau như sau:

  • Nhà cổ sinh vật học tham gia vào quá trình nghiên cứu hóa thạch thực vật và động vật nhiều hơn.
  • Những nhà cổ sinh vật học giống như nhà sinh vật học nghiên cứu về các loài thực vật và động vật khác nhau ở trong quá khứ.
  • Các nhà khảo cổ học liên kết với nhân học, còn các nhà cổ sinh vật học thì liên kết với địa chất.
  • Nhà khảo cổ học nghiên cứu về lối sống và văn hóa của con người ở trong quá khứ.
  • Nhà khảo cổ học nghiên cứu để mang lại nhiều kết quả hơn về sự tiến hóa của con người.
  • Các nhà khảo cổ học đôi khi cũng nghiên cứu về cấu trúc hoặc các tòa nhà ở trong quá khứ, các nhà cổ sinh vật học thì không nghiên cứu lĩnh vực này.

Như vậy trên đây Thông tin kỹ thuật đã chia sẻ đến bạn những thông tin về khảo cổ học là gì. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích đến bạn đọc và giúp bạn phân biệt được nhà khảo cổ học và nhà cổ sinh vật học.