Tiêu chuẩn chống nước IP là gì? Có những loại chuẩn kháng nước nào?

24/12/2021 546

Bởi nhu cầu sử dụng các thiết bị có chức năng chống nước ngày càng tăng nên hiện nay, trên thị trường đã cho ra mắt nhiều loại hình tiêu chuẩn chống nước khác nhau. Vậy tiêu chuẩn chống nước là gì? Có bao nhiêu tiêu chuẩn chống nước phổ biến hiện nay? Hãy cùng thongtinkythuat.com giải đáp thắc mắc ngay dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tiêu chuẩn chống nước IP

Tiêu chuẩn chống nước IP (Ingress Protection) được thiết lập bởi IETC (Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế. Đây là thông số dùng để phân loại cũng như xếp hạng các mức độ khác nhau trong việc bảo vệ đồ dùng, thiết bị tránh khỏi những tác động ngoại lực của những vật rắn như ngón tay, thiết bị gia dụng, bụi bẩn và đặc biệt là nước.

Tiêu chuẩn chống nước IP (Ingress Protection)

Tiêu chuẩn chống nước IP (Ingress Protection)

Tiêu chuẩn chống nước IP có ý nghĩa gì?

Tiêu chuẩn chống nước IPX có nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ hết các ý nghĩa mà nó đem đến. Vậy tiêu chuẩn chống nước IP đi kèm với những thông số hoặc ký tự có ý nghĩa gì?

Chống lại các tác động ngoại lực như bụi hoặc chất rắn

Có thể hiểu một cách ngắn gọn là chữ số đầu tiên nằm trong khoảng từ 0 đến 6 ngay phía sau chữ IP có ý nghĩa, phản ánh chức năng bảo vệ khỏi các hạt bụi, hạt có nguồn gốc từ chất rắn. Có các sản phẩm được cài đặt để chống lại bụi hoặc chất rắn như tài nghe bluetooth,… Được sắp xếp theo thứ tự từ lớn dần như sau:

Chống lại các tác động ngoại lực như bụi hoặc chất rắn

Chống lại các tác động ngoại lực như bụi hoặc chất rắn

  • IP0X: Sản phẩm không bảo vệ thiết bị bất kỳ ngoại lực nào.
  • IP1X: Chỉ có thể bảo vệ thiết bị khỏi những vật có kích thước lớn hơn 50mm.
  • IP2X: Thiết bị sẽ được bảo vệ khỏi các vật thể có kích thước lớn hơn 12,5mm.
  • IP3X: Thiết bị của bạn sẽ được bảo vệ khỏi những vật thể có kích thước lớn hơn 2.5 mm.
  • IP4X: Được bảo vệ khỏi bất cứ thứ gì có kích thước lớn hơn 1mm.
  • IP5X: Có khả năng chống bụi nhưng không tránh được trường hợp sẽ có bụi lọt qua tuy nhiên thiết bị của bạn sẽ tránh được hư hỏng rất nhiều.
  • IP6X : Sản phẩm này hoàn toàn có thể chống bụi mà không gì có thể lọt vào. Đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người có nhu cầu sử dụng thiết bị chống bụi kín.

Thông tin hữu ích dành cho bạn:

Bảo vệ trước sự xâm nhập của nước

Nhà phát triển đã đổi vị trí có trên sản phẩm để giúp người dùng tránh được việc nhầm lẫn giữa chống bụi và chống nước. Chỉ số thứ ba nằm trong khoảng từ 0 đến 9 sẽ cho bạn biết được sản phẩm đó có khả năng chống nước tốt hay không.

Bảo vệ trước sự xâm nhập của nước

Bảo vệ trước sự xâm nhập của nước

  • IPX0: Giống với IP0X, sản phẩm này không có bất kỳ khả năng chống hay bảo vệ thiết bị của bạn khỏi sự xâm nhập của nước nên không có thời gian chống chịu dưới nước.
  • IPX1: Có khả năng chống nước nhỏ giọt theo chiều dọc khi tiếp xúc với sản phẩm với thời gian lâu nhất là 10 phút.
  • IPX2: Thiết bị có thể chống nước đập vào sản phẩm ở góc 15 độ hoặc có thể thấp hơn. Giống với IPX1 thì IPX2 cũng có thời gian chống chịu lâu nhất là 10 phút.
  • IPX3: Với thời gian thử nghiệm là 5 phút, sản phẩm này có thể chống nước đập vào sản phẩm lên đến 60 độ.
  • IPX4: Có khả năng chống nước bắn lên sản phẩm từ mọi góc và hướng trong thời gian là 5 phút.
  • IPX5: Có thể chống những tia nước từ hầu hết mọi hướng có áp suất thấp, lượng thể tích nhất định nhưng chỉ với 3 phút trong khoảng cách 3m.
  • IPX6: Với 3 phút trong khoảng cách 3m, IP6X có thể chống lại các tia nước trong trường hợp có áp suất cao và mạnh.
  • IPX6K: Chống lại các tia nước trong trường hợp có áp suất cực cao nhưng hiếm khi được sử dụng.
  • IPX7: Thiết bị được lắp đặt IPX7 có thể ngâm dưới nước sâu 1 mét trong vòng 30 phút.
  • IPX8: Có thể ngập sâu hơn trong lượng nước 1 mét. Độ sâu chính xác và thời gian chống chịu tùy vào từng điều kiện do từng nhà sản xuất quy định.

Các tiêu chuẩn chống nước IP phổ biến hiện nay

Trước khi tìm mua một thiết bị được cài đặt tiêu chuẩn chống nước IP, bạn có bao giờ phân vân không biết lựa chọn loại hình nào cho thực sự sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Vậy có bao nhiêu tiêu chuẩn chống nước IP phổ biến hiện nay? Hãy cùng thongtikythuat.com điểm qua dưới đây.

Tiêu chuẩn chống nước IP53

Điện thoại thông minh HTC 10 hay Google Pixel đều được lắp đặt tiêu chuẩn chống nước IP53. Với sản phẩm này, thiết bị thông minh của bạn sẽ được bảo vệ khỏi bụi bẩn, tuy rằng vẫn có thể lọt vào bên trong nhưng không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như hoạt động bên trong. Không những thế, chúng còn có thể chống đập nước một góc 60 độ.

Chuẩn chống nước IP65/68

Với IP65/68 thì thiết bị của bạn hoàn toàn có khả năng chống lại bất cứ bụi bẩn nào. Nhiều chiếc điện thoại Xperia của hãng công nghệ Sony cũng được lắp đặt IP65/68 để có thể chống lại những tác động ngoại cảnh liên quan đến bụi, đặc biệt là chất chất lỏng khi ngâm trong môi trường ngập nước tối đa 1,5m với 30 phút.

Tiêu chuẩn chống nước IP65/68

Tiêu chuẩn chống nước IP65/68

Tiêu chuẩn chống nước IP67

Thiết bị được lắp đặt tiêu chuẩn chống nước IP67 có thể chống nước trong môi trường chất lỏng ngập dưới 1 mét. Vỏ bọc chuẩn chống nước IP67 là sự lựa chọn tuyệt vời cho các thiết bị ngoài trời, thiết bị, vật liệu điều khiển máy móc công nghiệp.

Tiêu chuẩn IP68

Với tiêu chuẩn IP68, các thiết bị được lắp đặt sản phẩm này đều có thể chống được hoàn toàn cả bụi bẩn và chất lỏng. Hiện nay, có những chiếc điện thoại thông minh cũng được lắp đặt tiêu chuẩn kháng nước IP68 như Samsung Galaxy S20, Samsung Note 10, Huawei Mate 20 Pro, iPhone XR 64GB. Người dùng có thể thoải mái sử dụng ở bất kỳ môi trường tiếp xúc nào.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ có liên quan đến tiêu chuẩn chống nước IP. Với sự phát triển của công nghệ, chắc chắn trong tương lai, những sản phẩm này sẽ tiếp tục được phát triển với nhiều tính năng vượt trội. Hãy tìm cho mình thiết bị có chuẩn kháng nước IP phù hợp nhất với nhu cầu nhé!