AR là gì? Những ứng dụng của thực tế ảo tăng cường

16/11/2021 780

Bạn đã từng nghe qua khái niệm AR hay công nghệ thực tế ảo tăng cường? Đối với một số người có thể là rất xa lạ nhưng với các đối tượng còn lại thì đây chính là cụm từ khá phổ biến hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu AR là gì và những ứng dụng của hệ thống này nhé!

Công nghệ thực tế ảo AR là gì?

AR hay tên gọi tiếng anh là Augmented Reality, đây là thuật ngữ dùng để chỉ thực tế ảo tăng cường, vì tên viết tắt tiếng Anh khá giống nhau nên có một số người vẫn lầm tưởng đây là công nghệ thực tế ảo – Virtual Reality. Tuy nhiên, hai loại công nghệ này lại có cách thức hoạt động hoàn toàn khác nhau.

Vậy AR là gì? Đây là phiên bản nâng cao của thế giới thực dựa trên việc sử dụng kết hợp các yếu tố hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh hoặc một số giác quan vào công nghệ thông qua các chi tiết ảo hóa trên điện thoại, máy tính hoặc một số thiết bị thông minh khác.

AR hay Augmented Reality, đây là thuật ngữ dùng để chỉ thực tế ảo tăng cường

AR hay Augmented Reality, đây là thuật ngữ dùng để chỉ thực tế ảo tăng cường

Thực tế ảo tăng cường ra đời và dần trở thành xu hướng công nghệ của các công ty điện toán di động và các ứng dụng liên quan. Tùy vào chức năng và mục đích sử dụng của mỗi cá nhân người dùng, hệ thống này thường có một số loại phổ biến thường gặp sau đây:

  • AR Face Filter: Là việc tích hợp các công cụ thông minh với sự hỗ trợ của thuật toán nhận diện khuôn mặt thông qua camera trên thiết bị di động. Từ đó, AR Face Filter có thể được sử dụng trong các hiệu ứng ở Facebook, Instagram hoặc dùng để chấm công, Face ID Iphone và một số ứng dụng phổ biến khác.
  • AR Image Target: Để hiểu dễ hơn, bạn hãy hình dung đến những lần mua đồ tại trung tâm thương mại, một trong những cách mà các công ty sẽ quảng cáo sản phẩm họ là cho phép khách hàng có thể quét mã QR hoặc hình ảnh. Sau đó, sản phẩm sẽ tự động hiển thị trên màn hình điện thoại mà không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm.
  • AR Lego Location: Chúng ta có thể nhắc đến một trò chơi đình đám, từng làm mưa làm gió một thời trên toàn thế giới và cũng có bắt nguồn từ AR là Pokemon Go. Chỉ thông qua một chiếc điện thoại, người dùng có thể xác định được vị trí và bắt các loại Pokemon ở mọi nơi, mọi lúc.

Có thể thấy được, AR được thiết lập bằng cách thực hiện bốn nhiệm vụ cơ bản, bao gồm: Chụp màn ảnh, xác định màn ảnh, xử lý màn ảnh và quan sát màn mản. Tất cả tuy riêng biệt nhưng đều có sự thống nhất để đem đến kết quả hữu ích nhất cho người dùng.

Có thể bạn quan tâm: 

Cách thức hoạt động của công nghệ thực tế ảo tăng cường AR

Công nghệ thực tế ảo tăng cường sẽ tạo ra những mô hình 3D sau đó kết hợp nó với tất cả các chi tiết có trong dự án. Thông tin này được hiển thị dưới dạng kỹ thuật số trong môi trường thực xung quanh người dùng trong thời gian thực và có thể xem bằng kính hay thiết bị AR.

AR sẽ tiến hành phân tách hình ảnh có từ môi trường thực đã thu được qua ống kính

AR sẽ tiến hành phân tách hình ảnh có từ môi trường thực đã thu được qua ống kính

AR sẽ tiến hành phân tách hình ảnh có từ môi trường thực đã thu được qua ống kính. Giai đoạn này được chia thành hai bước trong đó, bước 1 gồm có xác định điểm dẫn, dấu chuẩn và luồng quang, còn bước 2 sẽ tái tạo lại hệ thống tọa độ không gian của môi trường thực vừa được phân tích đồng thời đặt các dữ liệu vừa được xử lý vào không gian đó.

Đối với thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng với hai hệ điều hành Android và iOS, công nghệ thực tế ảo tăng cường sẽ vận hành bằng cách tổng hợp lại tất cả dữ liệu, âm thanh, hình ảnh được mã hoá bằng phần mềm và hiển thị trên màn hình những đối tượng 3D mà bạn đã yêu cầu.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR

Ngày nay, khái niệm AR là gì đã không còn là cụm từ quá xa lạ đối với nhiều người nên với sự phát triển không ngừng, đây chắc chắn là một trong những nền tảng công nghệ chủ chốt ở tương lai gần. Dần “lấn sân” và “chiếm đóng” được hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề, sau đây là ứng dụng của công nghệ thực tế ảo tăng cường.

Ở lĩnh vực quảng cáo, AR đã làm phong phú và đa dạng hơn trong việc quảng bá các sản phẩm dịch vụ. Thay vì chỉ có thể biết trong một phạm vi giới hạn nhất định là thông qua tiếp viên thì bây giờ, chỉ cần mã QR hoặc mã CODE thì khách hàng đã có thể biết nhiều hơn về sản phẩm đó.

khái niệm AR là gì đã không còn là cụm từ quá xa lạ đối với nhiều người

Khái niệm AR là gì đã không còn là cụm từ quá xa lạ đối với nhiều người

Không những thế, thực tế ảo còn tăng cường trải nghiệm khách hàng lên đến đáng kể. Ví dụ như bạn muốn mua một bộ quần áo, nhưng không biết mình có thực sự phù hợp với nó hay không thì khi có AR, hệ thống sẽ tái hiện lại món hàng đó trong không gian thật, giúp bạn có thể thử hết tất cả sản phẩm mà mình quan tâm.

AR còn đem lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực giáo dục. Trước đó, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những hình ảnh 2D trên sách vở nhưng bây giờ, thực tế ảo tăng cường cho phép người dùng được hình ảnh 3D, nhằm nâng cao trí tưởng tượng hơn bao giờ hết.

Hệ thống công nghệ này có thể xóa bỏ được việc đọc sách nhàm chán bằng cách cho người dùng “sống” trong những tài liệu đọc, từ đó giúp giảng viên có thể thu hút được sự chú ý của sinh viên và ngược lại. Bên cạnh đó, AR còn đem đến một cách nhìn trực quan về những tiết thực hành trên trường.

Không chỉ dừng lại ở đó, thực tế ảo tăng cường còn có mặt trong lĩnh vực y tế. Những bác sĩ có thể sử dụng kính thông minh trong suốt quá trình phẫu thuật để giảm thiểu trường hợp rủi ro và bệnh nhân cũng nắm được các dữ liệu thông tin liên quan đến quá trình điều trị của mình.

AR còn nâng cao nhận thức về tình trạng sức khỏe của mọi người thông qua việc minh họa bệnh án cũng như cho phép trải nghiệm thực tế khi sức khỏe có diễn biến dần xấu đi. Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm y tế được ra đời dựa trên thực tế ảo tăng cường như AccuVein, máy quét có thể chiếu sáng các tĩnh mạch.

Trong lĩnh vực xây dựng, AR có khả năng đào tạo công nhân

Trong lĩnh vực xây dựng, AR có khả năng đào tạo công nhân

Trong lĩnh vực xây dựng, AR có khả năng đào tạo công nhân, vẽ bản kiến trúc xây dựng thực tế, giám sát thi công từ xa, chế tạo mũ bảo hộ đầu thông minh DAQRI và vô số các ứng dụng khác. Với sự đổi mới này, thực tế ảo tăng cường đã đem đến nhiều lợi ích không chỉ cho kỹ sư, nhà thiết kế mà còn cả quản lý nhà thầu, dự án và chủ đầu tư.

Công nghệ thực tế ảo tăng cường còn được ứng dụng cho camera của máy điện thoại để tạo nên những Sticker AR đầy sống động thông qua khuôn mặt của người dùng. Trong đó phải kể đến Animoji của camera TrueDepth và AR Emoji của hãng công nghệ Samsung.

Sự xuất hiện của các phần mềm 3D như ARKit, ARCore đã đánh dấu một bước đột phá của công nghệ thực tế ảo tăng cường. Không những thế, AR còn cho phép doanh nghiệp tạo một chuỗi cửa hàng kinh doanh bất động sản ảo như AR Home Staging của công ty Daikyo.

Bên cạnh đó, AR còn cung cấp thêm thông tin về các địa điểm mà khách du lịch muốn đến thăm. Tất cả sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất, dù bạn ở nhà hay bất cứ đâu, thực tế ảo tăng cường đều có thể mô phỏng được nơi đó.

Trong bài viết trên, Thông tin kỹ thuật đã cung cấp đến bạn những thông tin xoay quanh khái niệm AR là gì. Với các ứng dụng mà thực tế ảo tăng cường đem lại, chúng ta không thể phủ nhận được AR đang ngày một tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội con người. Ở tương lai, công nghệ thực tế ảo tăng cường sẽ trở thành chiếc chìa khoá vàng mà bất cứ ai cũng muốn nắm lấy để mở ra cánh cửa chứa đựng mảnh đất vô hạn tiềm năng.