Lưu trữ đám mây là gì? Có các phầm mềm dịch vụ lưu trữ đám mây nào?
27/11/2021 685
Bạn đang sử dụng phần mềm dịch vụ lưu trữ đám mây mà bản thân không hề hay biết? Định nghĩa lưu trữ đám mây là gì? Dịch vụ lưu trữ đám mây không giới hạn đem đến cho đối tượng người dùng những lợi ích và ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay? Hãy cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu những thông tin xoay quanh khái niệm lưu trữ đám mây là gì và các loại dịch vụ lưu trữ đám mây nào trong bài viết dưới đây.
Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây được hiểu là mô hình điện toán đám mây có chức năng lưu trữ dữ liệu trên nền tảng mạng Internet do nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây vận hành và quản lý. Nó được cung cấp theo yêu cầu với dung lượng và chi phí phù hợp, đồng thời góp phần loại bỏ việc mua cũng như quản lý cơ sở hạ tầng cho việc lưu trữ dữ liệu của riêng bản thân mỗi người. Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho đối tượng người dùng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên quy mô toàn cầu.
Vậy lưu trữ đám mây là gì? Lưu trữ đám mây còn được biết đến với cái tên Cloud Storage, được vận hành dựa trên điện toán đám mây. Nó tạo ra không gian lưu trữ đám mây không giới hạn, đảm bảo tính bảo mật và giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh. Có ba loại lưu trữ dữ liệu đám mây là Object Storage, File Storage và Block Storage. Mỗi loại hình đều cung cấp những ưu điểm riêng và có các trường hợp sử dụng riêng:
- Object Storage: Ứng dụng được phát triển dựa trên đám mây thường tận dụng những đặc điểm của siêu dữ liệu và có khả năng mở rộng bộ lưu trữ đối tượng. Với tính năng phân tích, sao lưu và lưu trữ, Object Storage có thể được sử dụng để nhập kho dữ liệu. Amazon Simple Storage Service (S3) chính là một giải pháp lý tưởng để xây dựng những ứng dụng hiện đại đòi hỏi quy mô và tính linh hoạt.
- File Storage: Đây là hệ thống lưu trữ dữ liệu trong những tập tin và thư mục dưới dạng cấu trúc phân cấp. Loại hình này thường được hỗ trợ bởi lưu trữ kết nối mạng (NAS).
- Block Storage: Giống như một ổ cứng (Hard Drive) được thuê thông qua network. Thiết bị này được hỗ trợ với ngôn ngữ lập trình và có thể thay đổi kích thước theo nhu cầu nên rất phù hợp để sử dụng trong cơ sở dữ liệu.
Xem thêm:
- Tìm hiểu ưu và nhược điểm của điện toán đám mây
- Dữ liệu lớn (Big data) là gì? – Địa hạt cho sự đổi mới toàn cầu
Dịch vụ lưu trữ đám mây là gì?
Dịch vụ lưu trữ đám mây là gì? Đây là một dịch vụ điện toán đám mây cung cấp dữ liệu trong đó, những thông tin như video, hình ảnh, văn bản, tập tin,… có thể được lưu trữ, chỉnh sửa và truy xuất từ máy chủ lưu trữ đám mây từ xa thông qua nền tảng Internet theo mô hình điện toán tiện ích. Tính đến hiện tại, có 4 loại dịch vụ lưu trữ đám mây như sau:
- Personal Cloud Storage: Đây là loại hình dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho các thiết bị thông minh của người dùng cá nhân với những mục đích sử dụng đơn giản như lưu số điện thoại trong danh bạ, hình ảnh, video, nhắn tin,…
- Private Cloud Storage: Dịch vụ lưu trữ đám mây được thiết kế theo nhu cầu để dành riêng cho một công ty hoặc cá nhân cụ thể. Hệ thống này giúp đối tượng người dùng có thể kiểm soát hành chính và hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn đối với những kế hoạch kinh doanh.
- Public Cloud Storage: Được thiết kế với ít công cụ quản lý hơn và có thể được truy cập bởi bất kỳ người dùng ẩn danh nào. Tính bảo mật của Public Cloud Storage giống với Private Cloud Storage nhưng không được tích hợp với doanh nghiệp.
- Hybrid Cloud Storage: Cung cấp dịch dịch vụ có sự kết hợp của Public Cloud Storage và Private Cloud Storage. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn có thể tùy chỉnh những tính năng và sử dụng tài nguyên mà bạn có quyền truy cập. Hệ thống Hybrid Cloud Storage giúp đối tượng người dùng có thể tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc.
Các dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí hiện nay
Dịch vụ lưu trữ đám mây là gì? Với sự phát triển không ngừng của Internet, các dịch vụ lưu trữ đám mây được xuất hiện ngày càng nhiều với các tính năng sao lưu, lưu trữ trực tuyến theo thời gian thực. Không những thế, nó còn cho phép đối tượng người dùng quay lại phần chỉnh sửa trước đó. Những nhà cung cấp thường hỗ trợ những gói dùng miễn phí hoặc chi phí rẻ, thuận tiện trong việc cài đặt và cập nhật phiên bản mới nhất. Sau đây là các dịch vụ lưu trữ đám mây dung lượng lớn miễn phí hiện nay.
- Google Drive
Ra đời vào năm 2012, Google Drive trở thành một trong những ví dụ điển hình cho sự thành công của dịch vụ lưu trữ đám mây khi được ứng dụng vào đời sống, xã hội. Trên nền tảng Google Drive, người dùng có thể dùng những tính năng như Google Docs, Google Sheets, Google Slides cùng một số phần mềm dành cho môi trường văn phòng có thể chỉnh sửa văn bản, bảng tính, bản vẽ hay biểu mẫu.
Google Drive có thể tạo điều kiện cho người dùng có thể lưu trữ các tệp dữ liệu mọi lúc mọi nơi chỉ với một tài khoản Gmail. Với khả năng lưu trữ hàng nghìn tài liệu cùng các tùy chỉnh tìm kiếm tệp nhanh chóng, đối tượng người dùng có thể tìm kiếp file của mình chỉ trong vài giây. Bạn sẽ không bị giới hạn trong việc sử dụng một thiết bị thông minh để truy cập Google Drive mà có thể tương thích với Android, iPad, Mac, iPhone hoặc PC.
Thêm vào đó, Google Drive có thể mở nhiều loại tệp khác nhau như Adobe, Video HD, Photoshop hay Illustrator. Chỉ cần vài cú nhấp chuột, bạn đã có thể chia sẻ thông tin của mình với người khác, tạo điều kiện làm việc nhóm với những tính năng như chỉnh sửa đồng thời, nhận xét và đề xuất.
- Dropbox
Ra đời vào năm 2008, sớm hơn so với Google Drive. Khi đăng ký tài khoản Dropbox, người dùng sẽ nhận được 2GB dung lượng lưu trữ. Nếu bạn trả phí, phần mềm sẽ cho phép bạn sử dụng đến 2TB, có thể lưu trữ đám mây không giới hạn số lượng lớn bản sao vào ổ cứng. Bất cứ thiết bị thông minh nào được kết nối Internet đều có thể dùng Dropbox. Đây chính là một trong những nền tảng lý tưởng để sao lưu mọi thông tin mà bạn muốn.
Bạn để quên điện thoại hoặc máy tính? Bạn muốn mượn nhờ nhưng sợ không thể truy cập vì không có cùng hệ điều hành? Giống với Google Drive, khi sử dụng Dropbox, bạn sẽ có quyền truy cập từ thiết bị Android sang iOs hoặc ngược lại một cách dễ dàng. Chỉ cần có tài khoản Dropbox, người dùng cũng có thể chia sẻ tài liệu với nhau.
Việc không tìm thấy tín hiệu trên máy bay hoặc bên ngoài thành phố rất thường xuyên xảy ra. Với Dropbox, bạn có thể truy cập tệp của mình bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào bạn cần. Chỉ với thao tác đánh dấu các tệp hoặc thư mục mà bạn muốn truy cập ngoại tuyến, chúng sẽ tự động đồng bộ hóa. Thậm chí, bạn còn có thể đánh dấu các tệp để truy cập ngoại tuyến trên thiết bị di động.
- iCloud
Phần mềm iCloud được đưa vào hoạt động vào năm 2011, tuy rằng muộn hơn Dropbox và Google Drive nhưng tính đến năm 2016 thì có đến 784 triệu người dùng. Điều này cũng góp phần chứng minh được sức ảnh hưởng vô cùng to lớn của Apple đối với thị trường thế giới. Nhưng iCloud chỉ dùng khả dụng với iOS và Win7 trở lên, không có cho Android.
Với iCloud, bạn có thể lưu trữ dữ liệu của mình như tài liệu, nhạc, hình ảnh, video,… tại máy chủ từ xa của trung tâm dữ liệu Apple. Nó cũng tự động lưu trữ dữ liệu của các ứng dụng có trên Apple khác như Gmail, lịch, danh bạ, nhắc nhở, Safari. Khi thiết lập iCloud, bạn sẽ nhận được 5GB dung lượng miễn phí.
Người dùng có thể sử dụng không gian lưu trữ đó để sao lưu thiết bị của mình và giữ tất cả ảnh, video, tài liệu và tin nhắn văn bản được an toàn ở mọi nơi. Tùy thuộc vào kích thước của bản sao lưu và lượng nội dung giữ trong iCloud, bạn có thể sử dụng hết dung lượng. Bên cạnh đó, người dùng có thể nâng cấp iCloud hoặc quản lý bộ nhớ của mình bằng cách xóa nội dung.
- EC2
Được công bố vào năm 2006, EC2 của Amazon tiếp tục phá đảo thị trường thế giới và có cho mình những bước tiến vô cùng mạnh mẽ. Được kết hợp với Amazon VPC, phần mềm cung cấp tính bảo mật chặt chẽ cho các tài nguyên có trên thiết bị thông minh. Mỗi phiên bản đều được cài đặt VPC (Đám mây riêng ảo) với một dải IP cụ thể. Chức năng này cho phép người dùng có thể chuyển đổi môi trường dễ dàng nhưng vẫn ở chế độ riêng tư.
EC2 chính là giải pháp máy tính hoàn chỉnh bởi nó hoạt động và thích ứng nhanh chóng với Amazon RDS, S3, Dynamodb và Amazon SQS. Điều này cung cấp giải pháp tính toán, xử lý và lưu trữ hoàn chỉnh cho mọi loại dữ liệu của người dùng. Trước khi dùng, bạn cũng có thể lựa chọn phiên bản, gói phần mềm, loại hình kho lưu trữ và hệ điều hành.
- Microsoft Onedrive
Microsoft Onedrive được công bố vào năm 2007, tích hợp liền mạch với Office 365, đây được coi là một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất hiện nay. Người dùng có thể quản lý dữ liệu, dự án và tạo tệp với 97 ngôn ngữ khác nhau bằng những thao tác dễ dàng để sao lưu trên thiết bị của mình.
Dịch vụ lưu trữ đám mây này cung cấp 5BB cho đối tượng người dùng miễn phí, 100GB cho gia đình và 1TB cho doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng mã hoá an toàn của giao thức mật mã (TLS), các tệp có trong Microsoft Onedrive đều được bảo vệ vô cùng kín đáo với một mã khóa AES 256 duy nhất. Vì thế, khi sử dụng phần mềm này, mọi thông tin đều được giữ kín và đã được giảm thiểu tối đa những trường hợp bất cập có thể xảy ra.
Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ lưu trữ trực tuyến
Chúng ta có thể định nghĩa về khái niệm lưu trữ đám mây là gì theo nhiều cách hiểu của từng người bởi mỗi lợi ích mà nó đem lại cho đối tượng sử dụng không giống nhau. Điều gì đã giúp cho dịch vụ lưu trữ đám mây trở nên được sử dụng phổ biến và ưa chuộng rộng rãi như thế? Từ người dùng cá nhân cho đến doanh nghiệp, bất cứ ai cũng có thể sử dụng lưu trữ đám mây không giới hạn.
Các dịch vụ lưu trữ đám mây đều dễ dàng sử dụng. Hầu hết tất cả các dịch vụ lưu trữ đám mây đều có giao diện dễ sử dụng và cung cấp tính năng hiện đại vô cùng tiện lợi. Google Drive hay iCloud đều có thiết kế đồ hoạ đơn giản giúp người dùng có thể dễ dàng tải tệp lên ổ đĩa trực tuyến của mình mà không cần sử dụng đến bất kỳ kiến thức chuyên môn nào.
Lưu trữ đám mây sẽ tiến hành sao lưu dữ liệu của bạn trên các máy chủ dự phòng, vì vậy ngay cả khi một trong những trung tâm dữ liệu bị sập, thông tin của bạn cũng được quản lý bởi các trung tâm dữ liệu khác, giúp cho dữ liệu an toàn và được giám sát. Ngay cả khi máy tính hay thiết bị của bạn bị mất hoặc hỏng thì bản sao lưu vẫn ở trong tài khoản của bạn.
Bằng cách sử dụng lưu trữ dữ liệu trực tuyến, doanh nghiệp có thể cắt giảm tối đa mọi chi phí trong nguồn lực nội bộ. Với công nghệ này,công ty sẽ không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào để quản lý và lưu trữ dữ liệu, thay vào đó nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ xử lý tất cả. Không những thế, cấp trên hay các nhân viên cũng có thể chia sẻ tài liệu, thông tin thuận tiện nhờ vào hệ thống này.
Với chức năng đồng bộ hóa, người dùng có thể đồng bộ dữ liệu đang lưu trữ trong dịch vụ đám mây ngay lập tức trên bất kỳ thiết bị nào mà bản thân đang sử dụng. Không những thế, dịch vụ lưu trữ đám mây còn có thể tự mình khôi phục dữ liệu sau những rủi ro không đáng có như sập nguồn điện, mất kết nối Internet. Điều này đã tạo được vô số thuận tiện trong mọi môi trường làm việc khác nhau.
So sánh các dịch vụ lưu trữ đám mây
Lưu trữ đám mây là gì? Hiện nay có các loại dịch vụ lưu trữ đám mây nào? Phần mềm nào tốt hơn? Đây chính là câu hỏi được vô số người đặt ra khi nghe đến cái tên lưu trữ đám mây. Đôi khi, đối tượng sử dụng với khoảng thời gian khá lâu cũng thực sự không thể định nghĩa chính xác cho khái niệm lưu trữ đám mây là gì.
Với công nghệ lưu trữ đám mây dung lượng lớn miễn phí, chúng ta có thể tìm kiếm và xử lý dữ liệu bất kỳ định dạng nào, tài liệu, hình ảnh, video từ nhiều nguồn khác nhau. Rất khó để so sánh các dịch vụ lưu trữ đám mây bởi mỗi phần mềm đều có một ưu nhược điểm không giống nhau. Google Drive cung cấp gói miễn phí bộ lưu trữ tệp đám mây có trả phí rẻ hơn Microsoft Onedrive.
Không có phần mềm nào có độ bảo mật an toàn nhưng Microsoft Onedrive lại cung cấp thư mục được khóa bởi mã hóa đặc biệt nên nó tốt hơn so với Dropbox. Đối với iCloud, bạn chỉ có thể truy cập với những thiết bị được cài đặt hệ điều hành iOS hoặc PC có từ Win7 trở lên. Nhưng với Google Drive thì bất cứ thiết bị nào cũng có thể sử dụng dịch vụ này.
Mỗi phần mềm dịch vụ lưu trữ đám mây đều có những ưu điểm vượt trội cũng như những vấn đề bất cập riêng. Chúng ta không thể định nghĩa chính xác về khái niệm lưu trữ đám mây là gì nhưng không thể thừa nhận vô số lợi ích và ý nghĩa to lớn mà nó đem lại cho đời sống xã hội ngày nay. Trong tương lai, lưu trữ đám mây chắc chắn hứa hẹn sẽ đem đến cho con người nhiều thuận tiện hơn bao giờ hết.