Sự phát triển của điện toán đám mây đã đem đến cơ hội và thách thức gì?

29/11/2021 1213

Trong những năm trở lại đây, với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, điện toán đám mây đã được chú trọng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sự phát triển của điện toán đám mây đã trở thành một trong những yếu tố làm thay đổi cách nhìn của con người trong đời sống xã hội hiện đại. Vậy lịch sử hình thành của điện toán đám mây là gì? Nó có những cơ hội và thách thức gì? Trong bài viết dưới đây, thongtinkythuat.com sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn một cách đầy đủ nhất!

Lịch sử sự phát triển của điện toán đám mây

Cụm từ điện toán đám mây xuất hiện từ các ứng dụng điện toán lưới (Grid Computing) trong những năm 1980. Sau đó nó bắt đầu cung cấp những điện toán dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider) và phần mềm dịch vụ (SaaS). Nhưng khái niệm bao quát về điện toán đám mây, sự phân phối tài nguyên thông qua mạng lưới toàn cầu lại bắt nguồn từ thập niên 1960.

Năm 1961, giáo sư, nhà khoa học John McCarthy đã đặt ra thuật ngữ Trí tuệ nhân tạo với đề xuất máy tính sẽ được bán như một tiện ích. Đến năm 1967, hệ điều hành ảo hóa của IBM cho phép đối tượng người dùng có thể chia sẻ mọi tài nguyên trên cùng một thời gian. Mạng ARPANET dựa trên giao thức TCP/IP được ra đời vào năm 1969 đã trở thành tiền thân của mạng Internet.

Lịch sử sự phát triển của điện toán đám mây

Lịch sử sự phát triển của điện toán đám mây

Sự phát triển của điện toán đám mây đã đạt mức độ trưởng thành nhất định trong những năm 90. Điều này được chứng minh bởi sự ra đời của World Wide Web vào năm 1991 khi hơn một triệu máy tính có thể kết nối với Internet. Năm 1996, cụm từ điện toán đám mây được đề cập sớm nhất trong tài liệu nội bộ của Compaq. Thuật ngữ “đám mây” hay điện toán lưới chính là tiền thân của điện toán đám mây.

Đến năm 1999, Salesforce.com ra đời và trở thành trang web đầu tiên cung cấp những ứng dụng kinh doanh qua Internet – Những gì bây giờ mà con người gọi là điện toán đám mây. Giấc mơ về các máy tính được bán dưới dạng như một tiện ích trước đó đã trở thành hiện thực.

Năm 2002, Amazon giới thiệu những dịch vụ bán lẻ trên trang web của mình. Sự phát triển của điện toán đám mây đã cho phép tổ chức này sử dụng linh hoạt hơn năng suất làm việc của máy tính. Đến năm 2006, Amazon công bố dịch vụ trực tuyến Amazon Web Services mà một trong những trang web đó được gọi là Amazon Mechanical Turk. Nó cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây bao gồm lưu trữ, tính toán và trí tuệ nhân tạo.

Một trong những trang web khác của Amazon Web Services là Elastic Compute Cloud (EC2) cho phép người dùng cá nhân có thể sử dụng dịch vụ thương mại này. Cùng thời điểm đó, Google Docs ra đời, dựa trên sự kết hợp giữa Google Spreadsheets và Writely. Chương trình được vận hành dựa vào Internet cho phép người dùng có thể chỉnh sửa và cập nhật trên nền tảng trực tuyến.

Eucalyptus đã cung cấp nền tảng tương thích API AWS đầu tiên

Eucalyptus đã cung cấp nền tảng tương thích API AWS đầu tiên

Năm 2007, IBM, Google cùng một số trường đại học đã hợp tác cùng nhau để phát triển một hệ thống máy chủ để cung cấp cho nghiên cứu bộ xử lý nhanh chóng dữ liệu khổng lồ. Trong năm này, bằng việc sử dụng dịch vụ đám mây, Netflix đã ra mắt dịch vụ phát video trực tuyến. Điều này đã chứng minh được sự phát triển của điện toán đám mây là vô cùng mạnh mẽ.

Vào năm 2008, Eucalyptus đã cung cấp nền tảng tương thích API AWS đầu tiên, được sử dụng để phân phối các “Đám mây riêng” (Cloud Private). Tại thời điểm đó, NASA’s OpenNebula đã cung cấp phần mềm mã nguồn mở đầu tiên để triển khai cho các Đám mây riêng và Kết hợp (Hybrid Cloud). Nhiều tính năng sáng tạo nhất của nó là tập trung vào nhu cầu của các doanh nghiệp lớn.

Với việc chú trọng vào sự phát triển của điện toán đám mây. Năm 2011, IBM đã giới thiệu IBM SmartCloud để hỗ trợ cho dự án tư duy văn hoá Smarter Planet. Sau đó, Apple tung ra iCloud, hệ thống tập trung vào việc lưu trữ nhiều thông tin cá nhân hơn. Ngoài ra, trong năm đó, Microsoft cũng bắt đầu quảng cáo “Đám mây” trên truyền hình, khiến công chúng biết đến khả năng lưu trữ ảnh hoặc video với khả năng truy cập dễ dàng.

Oracle đã giới thiệu Oracle Cloud vào năm 2012, cung cấp ba dịch vụ cơ bản dành cho doanh nghiệp là dịch vụ cho phép người dùng sử dụng cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin (IaaS), dịch vụ cho phép sử dụng nền tảng plattform (PaaS) và dịch vụ cho người dùng phần mềm thông qua Internet (SaaS). Sự phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ ngày càng được chú trọng quan tâm.

Xem thêm: 

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện toán đám mây

Bên cạnh Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data) thì điện toán đám mây cũng đem đến cho con người vô số lợi ích khác nhau. Được phát triển với những tính năng hiện đại, giải quyết và đáp ứng những nhu cầu trên nền tảng Internet, điện toán đám mây đã đem đến vô số cơ hội to lớn trong đời sống xã hội. Nhưng đồng thời, nó cũng đem đến những thách thức đáng để chú trọng và cải thiện. Vậy cơ hội và thách thức của điện toán đám mây là gì?

Cơ hội

Điện toán đám mây tạo cơ hội cho vô số sự đổi mới. Với dịch vụ điện toán đám mây SaaS, nó giúp cho các doanh nghiệp giảm được những chi phí liên quan đến phần mềm. Những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning), Chatbots cùng các công nghệ khác có sẵn được phát triển dưới dạng dịch vụ điện toán đám mây sẽ nhận dạng dữ liệu với chi phí hợp lý, hiệu quả.

Điện toán đám mây tạo cơ hội cho vô số sự đổi mới

Điện toán đám mây tạo cơ hội cho vô số sự đổi mới

Thêm vào đó, điện toán đám mây còn tạo cơ hội cho người dùng có được những trải nghiệm liền mạch. Vì bản chất của dịch vụ là nằm trên các “đám mây” cho nên nó được cá nhân hoá và có thể ghi nhớ lịch sử tương tác của người dùng và tiếp tục thực hiện ngay cả khi thiết bị đã được thay đổi vị trí. Spotify chính là một trong những phần mềm minh chứng cho khả năng này.

Các dịch vụ dựa trên sự phát triển của điện toán đám mây cho phép con người giao tiếp và cộng tác trong thế giới ảo như các nền tảng mạng xã hội. Chúng ta có thể chia sẻ mọi thông tin cần thiết với nhau thông qua các phần mềm điện toán đám mây như Facebook, Instagram, Twitter,…

Với một cú nhấp chuột, điện toán đám mây có thể cung cấp một lượng lớn tài nguyên máy tính chỉ trong vài phút. Chính điều này đã đem đến sự linh hoạt và giảm bớt những áp lực trong việc lập kế hoạch chi trả để mua dung lượng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, điện toán đám mây còn sao lưu dữ liệu, khôi phục nhanh chóng sau sự cố bất ngờ và có duy trì tính liên tục giúp cho mọi hoạt động trở nên dễ dàng và đỡ tốn kém hơn.

Sự phát triển của điện toán đám mây còn tạo ra vô số cơ hội việc làm, góp phần làm giảm đi đáng kể con số thất nghiệp trên toàn thế giới. Một số công việc liên quan đến công nghệ này như kỹ sư điện toán đám mây (Cloud Engineer), kiến trúc sư đám mây (Cloud Architect) hay Kiến trúc sư nền tảng điện toán đám mây (Cloud Infrastructure Engineer) đều đang được giới trẻ quan tâm và đón nhận.

Thách thức

Vấn đề bảo mật chính là một trong những thách thức trong sự phát triển của điện toán đám mây. Dữ liệu của đối tượng người dùng có thể bị xử lý hoặc thay đổi bởi bất kỳ bởi bất kỳ ai có thể truy cập vào tài khoản của bạn. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy không được an toàn và hệ thống sẽ thông báo đến bạn khi thông tin đăng nhập bị xâm phạm, hack tài khoản, vi phạm dữ liệu.

Vấn đề bảo mật chính là một trong những thách thức trong sự phát triển của điện toán đám mây

Vấn đề bảo mật chính là một trong những thách thức trong sự phát triển của điện toán đám mây

Khi có nhiều người truy cập vào tài khoản điện toán đám mây của bạn, tài khoản do bạn sở hữu sẽ dễ bị tấn công hơn. Bên cạnh đó, các dịch vụ đám mây được hoạt động trong môi trường có sự kết nối Internet với tốc độ cao. Nếu doanh nghiệp không có sự đầu tư về kết nối mạng sẽ phải đối mặt với việc điện toán đám mây sẽ ngừng hoạt động đột ngột từ đó gây ra những tổn thất kinh doanh.

Vấn đề thiếu hụt về nguồn nhân lực và chuyên môn yếu kém chính là một trong những thách thức đối với việc ứng dụng đám mây ở môi trường doanh nghiệp. Chi phí vượt quá quy định trở thành rủi ro lớn đối với mọi công ty tổ chức. Theo nghiên cứu, đối tượng người dùng đang hủy hoại 30% số tiền mà họ đầu tư vào điện toán đám mây khác với mục đích ban đầu.

Với sự phát triển của điện toán đám mây, bất cứ ai trong chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn mà công nghệ này mang lại. Không chỉ đem lại những cơ hội mà còn có những thách thức đi kèm. Điện toán đám mây sẽ trở thành một vấn đề đáng để con người chú trọng phát triển, nâng cao và cải thiện nhiều hơn nữa trong tương lai trước mắt.